Bị cảnh sát bắt vì chơi game bắn súng AR tại trường học

(Dân trí) - Chơi game hoàn toàn không có tội, nhưng chơi game và sử dụng công nghệ thế nào cho hợp lý lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.


Trò chơi bắn súng biến người thật thành những con zombie thông qua công nghệ AR và người chơi phải dùng súng để bắn chúng.

Trò chơi bắn súng biến người thật thành những con "zombie" thông qua công nghệ AR và người chơi phải dùng súng để bắn chúng.

Sean Small, một sinh viên 18 tuổi sống tại thành phố Scottsburg, Ấn Độ vừa bị cảnh sát bắt giữ sau khi đăng tải video ghi lại cảnh cậu đang chơi một trò chơi "bắn zombie" sử dụng công nghệ thực tại ảo (AR). Điều đáng nói là những con "zombie" mà cậu bắn trong trò chơi lại được tạo ra từ chính những người đang đi lại xung quanh.

Được biết, trò chơi này có tên gọi là The Walking Dead: Our World, áp dụng công nghệ AR độc đáo và khá giống với trò chơi Pokemon Go từng làm khuynh đảo cộng đồng mạng thời gian trước đây. Tuy nhiên, cách thức tương tác của trò chơi đó là bạn phải bắn những con "zombie" được tạo ra từ chính người thật xuất hiện trên ống kính camera điện thoại.

Nhiều người đã khá bất ngờ khi Sean bị bắt và buộc tội, trong đó có gia đình của cậu. Phát biểu trên đài truyền hình WDRB-TV, cha của Sean Small cho biết: "Đây chỉ là một đứa trẻ đăng tải một video trò chơi điện tử. Trừ khi lũ zombie có quyền hiến pháp tại Ấn Độ, và tôi thực sự không hiểu vấn đề ở đây là gì."

Tất nhiên, nhiều khả năng là Sean Small không cố ý đe dọa những người xung quanh thông qua trò chơi mà chỉ muốn thể hiện kỹ năng của mình. Tuy nhiên các nhà chức trách và cả ban lãnh đạo của trường học đều cho rằng việc quay AR bằng cách như vậy là vô cùng đáng ngại.

Trên thực tế, trò chơi bắn súng này không hoàn toàn vô hại như Pokemon Go. "Cách mà chúng hoạt động đó là biến những người thật trở thành kẻ thù trong game, và bạn phải dùng súng để tấn công họ", nhà báo Alexis Nedd chia sẻ quan điểm.

"Ngoài ra, người chơi có thể dễ dàng lưu và chia sẻ video chơi game của họ đang bắn người thật lên Facebook và các phương tiện truyền thông khác. Nó tồn tại rất nhiều hiểm họa, thậm chí có thể bị coi như hoạt động thôi thúc khủng bố".

Nguyễn Nguyễn