Android giữ “ngôi vương” trên thị trường smartphone quý II
(Dân trí) - Trong khi iPad của Apple vẫn đang thống trị trên thị trường máy tính bảng quý II, thì trong lĩnh vực smartphone, Android mới là “vị vua” thực sự khi chiếm đến 68% thị phần trong quý vừa qua.
Thông tin trên vừa được hãng nghiên cứu và phân tích thị trường IDC công bố.
Cụ thể, trong quý II/2012, Android và iOS đã chiếm đến 85% thị trường smartphone bán ra. Đây là mức cao nhất mà Android và iOS cùng chiếm giữ được trên thị trường smartphone từ trước đến nay. Trong đó, Android chiếm đến 68,1% tổng số lượng smartphone bán ra trong quý II/2012, còn iOS của Apple chiếm 16,9%.
Ngược lại, từng là những “vị vua” thống trị trên thị trường di động, tuy nhiên BlackBerry của RIM và Symbian của Nokia tiếp tục cho thấy sự xuống dốc khi thị phần sụt giảm đi 5% so với quý trước. Tỷ lệ thị phần mà BlackBerry và Symbian lần lượt chiếm giữ chỉ là 4,8% và 4,4%.
“Android tiếp tục cho thấy là nền tảng có sự vươn lên mạnh mẽ và vững chắc”, Ramon Llamas, nhà phân tích cao cấp của IDC nhận xét. “Sở dĩ có được điều này vì Android có một số lượng lớn các nhà sản xuất, cũng như có nhiều mức giá khác nhau để đáp ứng được với ngân sách của người dùng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm người dùng từ cả Google lẫn các đối tác sản xuất smartphoen đã làm tăng thêm tiện ích của smartphone sử dụng Android, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng”.
Tính riêng trong quý II/2012, 104,8 triệu smartphone dùng Android đã được tiêu thụ, tăng gấp 106,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự thành công của Android có thể kể đến công lao không nhỏ của Samsung, khi hãng công nghệ của Hàn Quốc chiếm đến 44% tổng số smartphone dùng Android bán ra trong quý II/2012, nhiều hơn cả tổng số sản phẩm tiêu thụ của 7 hãng sản xuất smartphone dùng Android xếp sau cộng lại. Trong khi đó, bản thân các hãng sản xuất smartphone dùng Android còn lại cũng đã có những sự tăng trưởng về số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Về nền tảng iOS của Apple vẫn có những sự tăng trưởng trên thị trường smartphone, tuy nhiên sự đơn độc của Apple không đủ sức để giúp iOS cạnh tranh với Android. Trong quý II vừa qua, 26 triệu smartphone dùng iOS (các đời iPhone) đã được tiêu thụ, tăng gấp 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, BlackBerry, một trong những nhà tiên phong và thống trị thị trường smartphone trong quá khứ đã mất đi thị phần đáng kể vào tay các đối thủ khác trên thị trường smartphone. Trong 3 tháng vừa qua, chỉ có 7,4 triệu máy được tiêu thụ, giảm đến 40,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng cảnh ngộ với BlackBerry là nền tảng Symbian của Nokia. Đã từng là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, tuy nhiên trong quý II/2012 đã chứng kiến một sự tình cảnh thê thảm của nền tảng “già cỗi” này khi bị sụt giảm đến 62,9% so với cùng kỳ năm ngoái, khi chỉ có 6,8 triệu máy được bán ra.
Đây là kết cục có thể được dự báo từ trước khi Nokia đang dần từ bỏ Symbian để chuyển sang nền tảng Windows Phone của Microsoft.
Sau khi có sự trợ giúp của Nokia, nền tảng Windows Phone đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và là nền tảng di động tăng trưởng nhanh nhất trong quý II vừa qua, khi tăng đến 115,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên thị phần mà Windows Phone của Microsoft chiếm giữ vẫn rất khiêm tốn, chỉ 3.4% với 5,4 triệu máy được tiêu thụ trong 3 tháng vừa qua.
Nền tàng mã nguồn mở Linux, mà đại diện tiêu biểu là dòng smartphone sử dụng hệ điều hành Bada của Samsung cũng đã có sự tăng trưởng trong quý vừa qua, khi tăng 6,3%, với 3,5 triệu máy được bán ra, chiếm 2,3% thị phần di động toàn cầu.
Hiện tại, có thể thấy cuộc đua trên thị trường smartphone là “cuộc đua song mã” giữa Android và iOS. Tuy nhiên, trong khi Android có lợi thế về đội ngũ hùng hậu các nhà sản xuất, thì Apple vẫn trung thành với “tiêu chí độc tôn” của mình thì kết quả của cuộc đua dường như đã ngã ngũ.
Trước đó, cũng theo số liệu thống kê của IDC về tình hình thị trường máy tính bảng trong quý II/2012, iPad vẫn thống trị tuyệt đối trên thị trường này với 68,2% thị phần.
Cụ thể, trong quý II/2012, Android và iOS đã chiếm đến 85% thị trường smartphone bán ra. Đây là mức cao nhất mà Android và iOS cùng chiếm giữ được trên thị trường smartphone từ trước đến nay. Trong đó, Android chiếm đến 68,1% tổng số lượng smartphone bán ra trong quý II/2012, còn iOS của Apple chiếm 16,9%.
Ngược lại, từng là những “vị vua” thống trị trên thị trường di động, tuy nhiên BlackBerry của RIM và Symbian của Nokia tiếp tục cho thấy sự xuống dốc khi thị phần sụt giảm đi 5% so với quý trước. Tỷ lệ thị phần mà BlackBerry và Symbian lần lượt chiếm giữ chỉ là 4,8% và 4,4%.
Toàn cảnh thị trường smartphone quý II/2012, số lượng bán ra tính theo triệu chiếc
“Android tiếp tục cho thấy là nền tảng có sự vươn lên mạnh mẽ và vững chắc”, Ramon Llamas, nhà phân tích cao cấp của IDC nhận xét. “Sở dĩ có được điều này vì Android có một số lượng lớn các nhà sản xuất, cũng như có nhiều mức giá khác nhau để đáp ứng được với ngân sách của người dùng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm người dùng từ cả Google lẫn các đối tác sản xuất smartphoen đã làm tăng thêm tiện ích của smartphone sử dụng Android, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng”.
Tính riêng trong quý II/2012, 104,8 triệu smartphone dùng Android đã được tiêu thụ, tăng gấp 106,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự thành công của Android có thể kể đến công lao không nhỏ của Samsung, khi hãng công nghệ của Hàn Quốc chiếm đến 44% tổng số smartphone dùng Android bán ra trong quý II/2012, nhiều hơn cả tổng số sản phẩm tiêu thụ của 7 hãng sản xuất smartphone dùng Android xếp sau cộng lại. Trong khi đó, bản thân các hãng sản xuất smartphone dùng Android còn lại cũng đã có những sự tăng trưởng về số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Về nền tảng iOS của Apple vẫn có những sự tăng trưởng trên thị trường smartphone, tuy nhiên sự đơn độc của Apple không đủ sức để giúp iOS cạnh tranh với Android. Trong quý II vừa qua, 26 triệu smartphone dùng iOS (các đời iPhone) đã được tiêu thụ, tăng gấp 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, BlackBerry, một trong những nhà tiên phong và thống trị thị trường smartphone trong quá khứ đã mất đi thị phần đáng kể vào tay các đối thủ khác trên thị trường smartphone. Trong 3 tháng vừa qua, chỉ có 7,4 triệu máy được tiêu thụ, giảm đến 40,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng cảnh ngộ với BlackBerry là nền tảng Symbian của Nokia. Đã từng là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, tuy nhiên trong quý II/2012 đã chứng kiến một sự tình cảnh thê thảm của nền tảng “già cỗi” này khi bị sụt giảm đến 62,9% so với cùng kỳ năm ngoái, khi chỉ có 6,8 triệu máy được bán ra.
Đây là kết cục có thể được dự báo từ trước khi Nokia đang dần từ bỏ Symbian để chuyển sang nền tảng Windows Phone của Microsoft.
Với đội ngũ hùng hậu các nhà sản xuất và đa dạng về chủng loại, rất khó để có thể đánh bại Android trên thị trường smartphone
Sau khi có sự trợ giúp của Nokia, nền tảng Windows Phone đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và là nền tảng di động tăng trưởng nhanh nhất trong quý II vừa qua, khi tăng đến 115,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên thị phần mà Windows Phone của Microsoft chiếm giữ vẫn rất khiêm tốn, chỉ 3.4% với 5,4 triệu máy được tiêu thụ trong 3 tháng vừa qua.
Nền tàng mã nguồn mở Linux, mà đại diện tiêu biểu là dòng smartphone sử dụng hệ điều hành Bada của Samsung cũng đã có sự tăng trưởng trong quý vừa qua, khi tăng 6,3%, với 3,5 triệu máy được bán ra, chiếm 2,3% thị phần di động toàn cầu.
Hiện tại, có thể thấy cuộc đua trên thị trường smartphone là “cuộc đua song mã” giữa Android và iOS. Tuy nhiên, trong khi Android có lợi thế về đội ngũ hùng hậu các nhà sản xuất, thì Apple vẫn trung thành với “tiêu chí độc tôn” của mình thì kết quả của cuộc đua dường như đã ngã ngũ.
Trước đó, cũng theo số liệu thống kê của IDC về tình hình thị trường máy tính bảng trong quý II/2012, iPad vẫn thống trị tuyệt đối trên thị trường này với 68,2% thị phần.
T.Thủy
Theo IDC
Theo IDC