Y tá càng quá tải, bệnh nhân tử vong càng nhiều
(Dân trí) - Điều tra ở 9 nước châu Âu cho thấy cuộc sống của bệnh nhân bị đe dọa khi y tá phải làm việc quá tải.
Xuất bản trên tạp chí The Lancet, nghiên cứu đã chạm đến 1 chủ đề nhạy cảm ở những đất nước nơi mà ngân quỹ cho y tế khá căng thẳng.
Các nhà nghiên cứu đã lọc dữ liệu sau khi khảo sát ở 300 bệnh viện và xem xét tình trạng làm việc quá tải cùng trình độ của các y tá.
Họ đã xem xét dữ liệu của hơn 420.000 bệnh nhân trên 50 tuổi, người đã từng được phẫu thuật hông, thay đầu gối, cắt ruột thừa hay phẫu thuật bàng quang. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân ở bệnh viện trong vòng 30 ngày là khá thấp (1-1,5% tùy từng quốc gia). Và ở ngay trong 1 nước, tỉ lệ tử vong ở các bệnh viện cũng khác nhau. Đặc biệt, ở 1 số bệnh viện ít hơn 1% trong khi 1 số khác lại nhiều hơn 7%.
2 yếu tố lớn tạo ra sự chênh lệch này là y tá phải làm việc nhiều hơn hoặc trình độ của y tá ở mức thấp hơn.
Mỗi bệnh nhân sẽ thêm nguy cơ tử vong 7% nếu y tá phải làm việc quá tải. Trình độ của y tá cứ giảm mỗi 10% sẽ tương đương với 7% nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Nếu như bệnh viện tiết kiệm chi phí trả lương cho y tá thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chăm sóc bệnh nhân và trình độ của y tá cũng giúp giảm nguy cơ tử vong tại bệnh viện.
Cụ thể, theo phân tích, ở những bệnh viện mà những y tá chăm sóc 6 bệnh nhân và 60% trong số họ có bằng khá thì nguy cơ bệnh nhân tử vong sẽ chỉ bằng gần 1/3 so với những y tá phải chăm 8 bệnh nhân và chỉ có 30% có bằng khá trở lên.
Điều tra được thực hiện tại Bỉ, Anh, Phần Lan, Ireland, the Netherlands, Norway, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Những phát hiện này cũng gần tương tự như thăm dò thực hiện tại Mỹ, Linda Aiken, một chuyên gia của trường Y tá, ĐH Pennsylvania và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
“Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng y tá hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật và việc nâng cao tay nghề cho y tá ngay tại bệnh viện quan trọng hơn bằng cấp”, bà Aiken cho biết.
Trần Phương
Theo Asiaone