Xóa nỗi ám ảnh mang tên "viêm mũi dị ứng"

Trường Thịnh

(Dân trí) - Với sự tiến bộ của y học hiện đại, các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng có thể được kiểm soát bằng biện pháp kết hợp giữa thay đổi môi trường sống với thuốc điều trị và liệu pháp miễn dịch.

Viêm mũi dị ứng là một rối loạn viêm của niêm mạc mũi do tiếp xúc với chất gây dị ứng. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), khoảng 10 - 30 % dân số thế giới bị viêm mũi dị ứng. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ viêm mũi dị ứng đang gia tăng do các yếu tố như nồng độ ô nhiễm trong không khí cao hơn, số lượng mạt bụi gia tăng, nhà ở, văn phòng ít hệ thống thông gió, chế độ ăn uống và xu hướng sống ít vận động cũng là nguyên nhân gây dị ứng.

Xóa nỗi ám ảnh mang tên viêm mũi dị ứng - 1
Tỷ lệ viêm mũi dị ứng đang gia tăng.

Thời tiết lạnh là nguyên nhân làm nghiêm trọng tình trạng viêm mũi dị ứng

Có 2 loại viêm mũi dị ứng là theo mùa và quanh năm do các tác nhân thường gặp như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, bụi nhà, thời tiết lạnh, khô… Trong đó, viêm mũi dị ứng do thời tiết lạnh (viêm mũi dị ứng theo mùa) sẽ làm triệu chứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Một nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của thời tiết lạnh đối với viêm mũi dị ứng đăng trên tạp chí Nature.com đã chỉ ra rằng thời tiết lạnh làm suy giảm chức năng miễn dịch ở những người mắc bệnh hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng. Nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp gây ảnh hưởng đến biểu mô đường hô hấp và là thu hẹp đường hô hấp, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, ngứa (mắt, mũi, cổ họng, da), sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nóng mũi và má, ù tai, viêm họng, chảy nước mắt, mất khứu giác… Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Ngoài ra, vào thời tiết lạnh (thường vào mùa xuân, mùa thu) là điều kiện thuận lợi để các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc… sinh sôi nhanh và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng.

Để phân biệt viêm mũi dị ứng mùa lạnh với cảm cúm thông thường có thể dựa vào một số biểu hiện như: viêm mũi dị ứng không gây sốt như cảm lạnh/cúm; dịch mũi loãng, có nước, trong khi dịch mũi do cảm lạnh/cúm đặc hơn. Viêm mũi dị ứng có thể gây ngứa (ở mắt, mũi, cổ họng và da) nhưng cảm lạnh/cúm không có cảm giác này. Hắt hơi xảy ra nhiều hơn khi bị viêm mũi dị ứng, có thể hắt hơi dữ dội, liên tục.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm mũi dị ứng có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng nếu người thân trong gia đình có tiền sử bị dị ứng thì bạn có khả năng bị rất cao. Nếu bị hen suyễn hoặc chàm thể tạng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị sẽ thành mãn tính và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở đường thở như viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính, viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng tai, ngưng thở khi ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng đường hô hấp trên, các vấn đề về răng miệng…

Điều trị viêm mũi dị ứng

Xóa nỗi ám ảnh mang tên viêm mũi dị ứng - 2
Telfor giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng mà không gây buồn ngủ.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh chia sẻ bệnh viêm mũi dị ứng không thể ngăn ngừa được và các triệu chứng của chúng khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ, ăn không ngon, đau đầu, mệt mỏi… Để giảm các triệu chứng, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên tại nhà như rửa mũi, xông mũi, day ấn huyệt…

Ngoài ra, cần tránh tác nhân gây ra dị ứng như đóng cửa sổ khi ở nhà, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, rửa tay sau khi vuốt ve động vật, thường xuyên vệ sinh ga trải giường, chăn, nệm, bàn ghế, bàn tủ, trong xe ô tô… để tránh ẩm mốc, đeo kính bên ngoài để bảo vệ mắt, tắm rửa mỗi ngày để làm sạch các chất gây dị ứng từ tóc và da.

Ngoài ra, khi thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước, tắm bằng nước ấm, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng, miễn dịch, vận động đầy đủ, đều đặn để duy trì khả năng hô hấp.

Ngoài ra, có thể chọn một số loại thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc thông mũi dạng viên, xịt hoặc nhỏ giúp làm giảm nghẹt mũi, hắt hơi. Thuốc nhỏ mắt giúp giảm tình trạng ngứa, chảy nước mắt. Thuốc kháng histamine, như thuốc Telfor giúp giảm hắt hơi, sổ mũi và ngứa do dị ứng.

Telfor là sản phẩm của Dược Hậu Giang - công ty dược uy tín hàng đầu Việt Nam. Thành phần chính của Telfor là Fexofenadine HCI, chất kháng histamin hoạt động có chọn lọc trên các thụ thể histamine-1 ngoại vi, ngăn ngừa histamin có tác dụng tại các thụ thể đó, làm giảm các triệu chứng của phản ứng dị ứng. Ngoài ra, hoạt chất này tác dụng lên các thụ thể histamin ngoại biên nên có tác dụng nhanh, không gây buồn ngủ so với một số thuốc kháng histamine thế hệ 1 nên vẫn giữ được tinh thần tập trung, thoải mái suốt cả ngày. Hiện nay, Fexofenadine cũng có mặt trong các toa thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi của bệnh nhân F0.

Telfor được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn Japan-GMP nên sản phẩm đến người tiêu dùng đảm bảo hiệu quả và an toàn đến từng viên, đạt tiêu chuẩn lưu hành nghiêm ngặt trong bệnh viện lẫn rộng cửa xuất khẩu sang các quốc gia "khó tính".

Xóa nỗi ám ảnh mang tên viêm mũi dị ứng - 3