Viêm khớp háng là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Trường Thịnh

(Dân trí) - Tuy không phải là tình trạng phổ biến, viêm khớp háng có thể khiến người bệnh đau đớn và bị hạn chế vận động. Làm thế nào để có thể điều trị và phòng ngừa căn bệnh này? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tổng quan về viêm khớp háng

Viêm khớp háng là hiện tượng khớp háng bị tổn thương, sưng viêm và gây ra đau nhức do nhiều nguyên do khác nhau. Viêm ở khớp không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, chúng còn làm giảm khả năng vận động và gây cản trở khi đi lại.

Triệu chứng và cách điều trị căn bệnh viêm khớp háng phụ thuộc vào mức độ cơn đau và nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Nếu nguyên nhân do viêm nhiễm hoặc chấn thương, hiện tượng này có thể tự thuyên giảm sau một thời gian nhất định.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp viêm khớp háng do rối loạn tự miễn hoặc thoái hóa khớp, các tổn thương ở khớp gần như không thể trị khỏi hoàn toàn. Ở trường hợp này, mục tiêu chính của việc điều trị là giảm các cơn đau, cải thiện khả năng vận động cho các chi và bảo tồn cấu trúc khớp.

Viêm khớp háng là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân - 1

Dấu hiệu viêm khớp háng

- Khớp háng cứng, cảm thấy khó xoay trở: Đây là biểu hiện bệnh do thoái hóa hoặc do cơ chế tự miễn của hệ miễn dịch. Bệnh lý này thường xảy ra khi giữ ở một tư thế quá lâu. Người bệnh cần xoa bóp, đợi một lúc mới có thể hoạt động linh hoạt trở lại.

- Sưng đỏ, nóng ran ở vùng khớp háng: Biểu hiện khớp háng nóng ran, kèm theo sưng đỏ da có thể là một biểu hiện của viêm khớp háng ở người trưởng thành. Triệu chứng này do vùng khớp kháng đã bị nhiễm trùng hoặc cũng có thể bị tổn thương do tác động mạnh từ ngoại lực. Thông thường, sưng đỏ sẽ kèm theo các vết bầm tím.

- Đau nhức ở khớp háng: Các cơn đau nhức là không thể tránh khỏi, cũng là biểu hiện thường hay gặp nhất của chứng viêm khớp háng. Cơn đau sẽ trở nên nặng hơn, nhức hơn khi người bệnh di chuyển hoặc vận động mạnh.

- Khó khăn trong di chuyển: Bởi khớp háng sẽ trực tiếp bị tác động khi đi lại nên những người mắc gặp vấn đề ở vùng khớp này sẽ rất ngại vận động và di chuyển. Bất kỳ một cử động nhỏ nào từ bước đi, xoay người đến đứng lên, ngồi xuống đều có thể gây cảm giác gai, đau nhức, nhói buốt ở vùng xương khớp háng. Các hoạt động mạnh hơn như chạy, nhảy sẽ khiến khớp xương càng bị tổn thương nặng nề hơn. Một số ít trường hợp khi di chuyển còn có thể phát ra tiếng động của vùng khớp bị cọ xát, đi khập khiễng, kèm theo có dấu hiệu tràn dịch khớp.

Viêm khớp háng là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân - 2
Viêm khớp háng là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm khớp háng

Khớp háng bị tổn thương, gây đau nhức, viêm khớp thường do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

- Thoái hóa tự nhiên: Xương và khớp theo thời gian đều sẽ thoái hóa dần và trở nên suy yếu. Không chỉ đối với khớp háng mà tất cả các xương khớp ở các vị trí khác đều sẽ xảy ra tình trạng này. Thoái hóa sẽ khiến các mô sụn khớp trở nên xơ, tăng sự ma sát vào nhau khi cử động, gây ra phản ứng viêm, khiến khớp sưng và đau. Thoái hóa khớp háng thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Bệnh sẽ diễn biến từ từ và tạo ra các cơn đau dai dẳng.

- Nhiễm trùng khớp: khớp háng bị nhiễm trùng thường là do sự xâm nhập và tấn công từ các vi khuẩn phế cầu, lậu cầu, vi trùng coli, liên cầu,… Một khi xâm nhập, các vi khuẩn, vi trùng này kích thích phản ứng viêm bên trong cơ thể, trong đó có cả khớp háng. Sự xâm nhập này có thể đến từ những can thiệp ngoại khoa vùng chậu, các chấn thương và nhiễm trùng ngoài da,…

- Các chấn thương ở vùng chậu, háng: Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp háng khá phổ biến. Tuy khớp háng không phải là một vùng dễ xảy ra chấn thương nhưng một khi bị chấn thương lại rất khó để hồi phục. Các tác động cơ học với lực lớn từ bên ngoài có thể gây bầm tím ở mô mềm, khiến dây chằng giãn, sụn khớp bị nứt và vỡ,…

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị thích hợp mà còn hỗ trợ việc cải thiện và phòng ngừa hiệu quả viêm khớp háng.

*Nguồn tham khảo: https://flexsa.com.vn/