1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Vén màn bí mật nghề nuôi rắn hổ mang làm… dược phẩm

Những người thợ nuôi rắn của trại rắn Vĩnh Sơn luôn dồn hết tâm huyết vào công việc nguy hiểm bậc nhất này để đem lại nguồn dược liệu chất lượng cho y học. Đằng sau nguồn rắn đạt chuẩn là những thử thách sinh tử không phải ai cũng biết.

Chúng tôi đã có mặt tại trại rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc), một trong những làng rắn cổ truyền nổi tiếng nhất Việt Nam để được chứng kiến tận mắt những kỹ thuật nuôi rắn công phu và thử thách sinh tử mà người thợ rắn phải đương đầu hàng ngày.

Phải am hiểu đến từng thói quen, bản tính của loài rắn

Để có được nguồn rắn chất lượng tương đương rắn hổ mang sống trong tự nhiên, người nuôi rắn phải am hiểu sâu sắc kỹ thuật và khắt khe ngay từ khâu chọn giống, xây dựng chuồng trại, lựa chọn thức ăn đến cách chăm sóc nuôi dưỡng.

Khi chọn giống, người thợ phải chọn những con lớn nhất, lanh lợi nhất, siêng bắt mồi, thân hình dài với màu sắc đẹp và da bóng. Những con rắn như vậy sẽ là những con khỏe mạnh nhất, có khả năng giao phối tốt và cho ra những lứa rắn con khỏe mạnh.

Khâu xây dựng chuồng trại cũng cần đảm bảo những yêu cầu đặc biệt. Vì rắn là động vật máu lạnh nên chỗ ở của rắn phải mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Rắn hổ mang có đặc tính nhạy cảm và hung bạo. Rắn đực thường ăn thịt con mình ngay khi chúng mới nở ra. Do đó, người nuôi rắn phải nhận biết chính xác từng thời kỳ để tách riêng rắn hổ mang theo từng ô chuồng trại kiên cố, chỉ nhốt chung rắn đực và rắn cái trong thời kỳ giao phối.

Sẵn sàng đối mặt với những thử thách sinh tử

Rắn hổ mang là loài dễ bị kích động và vô cùng hung bạo. Khi nổi giận, chúng có thể phóng ra nọc độc cách xa 2m. Nọc độc này thậm chí có thể giết chết một con voi lớn. Người nuôi rắn nếu không khéo léo và bản lĩnh, họ có thể bị thương, mù mắt, thậm chí mất mạng.

Người thợ rắn sẵn sàng đối mặt với những thử
thách sinh tử
Người thợ rắn sẵn sàng đối mặt với những thử thách sinh tử

Luôn phải đương đầu với những thử thách sinh tử hàng ngày như vậy, nhưng người thợ rắn điêu luyện như những diễn viên xiếc chuyên nghiệp. Rắn hổ mang chỉ ăn những con mồi khi còn cử động. Chúng tôi được chứng kiến tận mắt người thợ khéo léo mở hé từng cửa chuồng rắn, dùng que đung đưa mồi và ngay khi rắn đớp mồi, họ rút thật nhanh để không bị rắn tấn công rồi nhanh chóng chuyển qua chuồng rắn khác. Tất cả các công đoạn, họ làm một cách lẹ làng và điêu luyện.

Tạo nguồn dược liệu quý cho y học

Đến thăm xưởng chế biến, chúng tôi tiếp tục được tìm hiểu những bí quyết để tạo ra những dược liệu quý từ rắn.

Tại xưởng rắn nấu cao, rắn hổ mang được chọn phải là rắn khỏe mạnh, bóng đẹp, dài trên 2m. Mỗi mẻ cao Rắn hổ mang được nấu toàn tính phải ướp cùng với các dược liệu quý khác theo công thức chuẩn. Sau đó, nấu liên tục trong hệ thống nồi chuyên dụng suốt một ngày, một đêm. Đáng nói là để có được một mẻ cao thì 10 phần rắn mới thu được một phần cao rắn.

Cao rắn hổ mang có lịch sử hơn 400 năm là dược liệu đầu bảng trị các bệnh về thấp khớp, tê bì chân tay, bán thân bất toại…

Cao rắn hổ mang có lịch sử hơn 400 năm là dược
liệu đầu bảng trị bệnh khớp
Cao rắn hổ mang có lịch sử hơn 400 năm là dược liệu đầu bảng trị bệnh khớp

Với nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao, trại rắn Vĩnh Sơn đã được công ty Nam Dược lựa chọn làm đơn vị hợp tác độc quyền trong việc cung cấp nguồn dược liệu đầu vào để sản xuất Viên khớp Bách Xà.

Thanh Tuyền

Với phương châm luôn lấy chất lượng làm đầu, và hợp tác với các vùng cung cấp dược liệu làm thuốc chất lượng cao, các sản phẩm của công ty Nam Dược nói chung và sản phẩm Thực phẩm chức năng Viên khớp Bách Xà nói riêng luôn sự lựa chọn tin cậy của hàng triệu bệnh nhân trên cả nước. Đây chính là nền tảng vững chắc đưa Nam Dược trở thành 1 trong 2 doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam 2 lần giành Giải vàng chất lượng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng (năm 2011 và 2014).

Tổng đài tư vấn bệnh khớp: 1900.63.64.68

Mời độc giả đón đọc “Cẩm nang Khớp khỏe bằng Cao rắn hổ mang”

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh