Vệ sinh theo cách Nhật Bản cho người cao tuổi

Vệ sinh là một vấn đề rất nhạy cảm và liên quan tới lòng tự trọng của người bênh. Khi người lớn tuổi càng tự chủ về vệ sinh, thì họ sẽ càng tự tin và hạnh phúc hơn.

Nhật Bản là một trong những quốc gia rất nổi tiếng về chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi. Do đó, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi rất được chú trọng để đáp ứng yêu cầu khắt khe của cộng đồng. Song song, với việc đó, là những quan điểm rất tiến bộ về phương pháp chăm sóc người lớn tuổi.

Trong những năm gần đây, lão hóa dân số tại Nhật vẫn tiếp tục tăng và đã đạt xấp xỉ 23% vào thời điểm hiện tại. Hơn 1/5 trong số 126 triệu dân Nhật Bản sống đến năm 65 tuổi hoặc già hơn. Nhưng điều đáng chú ý là sức khỏe của người lớn tuổi tại Nhật khá tốt. Tính trên toàn dân số Nhật Bản, cứ 10.000 dân thì có 14,09 người sống đến trăm tuổi(2). Đặc biệt, chỉ số “tuổi thọ khỏe mạnh” của Nhật Bản – một chỉ số của WHO dùng để đo số năm mà người ta có khả năng đáp ứng những nhu cầu hằng ngày như ăn, mặc và tự đi vệ sinh (gọi tắt là HALE) – đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu với mức năm trung bình đạt 75 năm.

Đạt được thành tựu đó, ngoài những chính sách an sinh xã hội tốt, còn do chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ và cách chăm sóc cho người lớn tuổi rất khoa học.

Vệ sinh theo cách Nhật Bản cho người cao tuổi

Theo đó, người Nhật quan niệm rằng, giúp người lớn tuổi tự chủ là giúp họ có thêm cơ hội để tập luyện và có thêm động lực để vui sống. Vì vậy, người lớn tuổi được khuyến khích có thể tự chủ trong sinh hoạt và chăm sóc cá nhân tùy theo khả năng.

Tự chủ ngay cả trong những việc nhỏ như tập ăn, tập uống, tập đi vệ sinh… cũng là những bước quan trọng giúp người bệnh dần tiến tới hồi phục. Cụ thể, người chăm sóc không nên làm thay mọi việc, mà nên hướng dẫn người lớn tuổi tự chăm sóc bản thân và chỉ giúp đỡ khi thật cần thiết, Điều này giúp họ vừa có cơ hội vận động để duy trì sức khỏe, vừa tự tin khi làm chủ được cuộc sống của mình.

Đặc biệt, đối với những người có thể đi lại hoặc đi lại với sự trợ giúp, người bệnh được tập chủ động chăm sóc bản thân và tự đi vệ sinh trong toilet. Với việc sử dụng tã quần có thiết kế như quần lót, người dùng có thể dễ dàng mặc hoặc thay tã, và dễ dàng đi vệ sinh trong toilet thay vì vệ sinh tại giường. Việc tự chăm sóc như vậy giống như những bài tập nhỏ giúp người bệnh từng bước hồi phục và dần từng bước làm chủ cuộc sống trở lại.

Trong khi đó, những người bị hạn chế khả năng đi lại thì khuyên được sử dụng tã dán. Dòng tã này được thiết kế để thuận tiện cho người chăm sóc khi thay tã cho người dùng trong tư thế nằm. Khi thay tã dán, người dùng được nhẹ nhàng trở nghiêng một bên trước khi đặt tã phía dưới người bệnh.

Với những người bị hạn chế khả năng đi lại, việc tập luyện càng quan trọng hơn, vì việc xoay trở cơ thể thường xuyên, tập luyện phục hồi chính là biện pháp để chống loét tì đè và đem đến cơ hội phục hồi khả năng đi lại cho người lớn tuổi.

Hiện nay, dân số nước ta cũng đang bước vào ngưỡng già hóa, nên việc học tập và áp dụng mô hình của Nhật Bản trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một việc cần thiết.

Hiện thị trường Việt Nam đã có danh mục sản phẩm khá phong phú phục vụ cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể lựa chọn tã quần, tã dán tùy theo khả năng đi lại, hoặc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như miếng lót bổ sung giúp thay thường xuyên và giữ vệ sinh, hoặc tấm đệm lót để giúp bảo vệ giường bệnh xe lăn. Do vậy, người tiêu dùng nên lưu tâm tới việc chọn lựa sản phẩm phù hợp với mình.

Và điều quan trọng hơn nữa là phải dần thay đổi tích cực thói quen sinh hoạt: khuyến khích người dùng tự chủ hơn, giúp họ tập luyện nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và chú ý thay tã thường xuyên hơn để giữ vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi.

Nhãn hàng tã giấy Caryn Lifree vừa đưa ra thị trường dòng sản phẩm tã quần năng hoạt, dành cho người lớn có thể đi lại hoặc đi lại nhờ trợ giúp, giúp người dùng chủ động hơn trong vệ sinh cá nhân, nhất là việc mặc tã và đi vệ sinh. Với danh mục sản phẩm phong phú, Caryn Lifree hiện cũng đang rất tích cực trong việc đưa các kiến thức chăm sóc từ Nhật Bản áp dụng tại Việt Nam để nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi tại Việt Nam.

Tham khảo mô hình chăm sóc của
  Caryn Lifree.

Tham khảo mô hình chăm sóc của Caryn Lifree.


M.Y.N