Uống gì khi nóng nực?

(Dân trí) - Đối với một số người, cảm giác khát đến ngay khi chúng ta bắt đầu cảm thấy nóng nhưng với một số người khác, nhất là người già, cảm giác khát ít xuất hiện rõ rệt hơn. Vậy, trong thời tiết nóng nực này, phải uống gì và không uống gì?

  

Uống gì khi nóng nực? - 1


Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ bị mất nước, đồng thời mất cả muối khoáng. Những tín hiệu đầu tiên của hiện tượng mất nước (nước tiểu đậm màu, miệng khô, da khô, đau đầu, kiệt sức vì nóng) sẽ kéo theo những triệu chứng nguy hiểm hơn: cơ bắp rã rời, chuột rút, nhai khó, đi tiểu đau buốt, nhầm lẫn, mê sảng.

 

Giải pháp duy nhất, phải uống nước và tốt nhất uống đều đặn và uống trước khi thực sự có cảm giác khát.

 

Uống gì?

 

- Tận dụng cả những loại rau - củ - quả mọng nước (dưa hấu, bưởi, cam quít, dâu tây, dưa chuột, cà chua, bí bao tử...)

 

- Uống nhiều nước nhưng không quên ăn để giúp cơ thể tích trữ muối khoáng. Trong trường hợp mất cảm giác ngon miệng, hãy đa dạng và phong phú bữa ăn.

 

- Một số đồ uống có tác dụng giải nhiệt như nước chanh, nước sắn dây hay sinh tố rau má...

 

Lời khuyên đặc biệt cho những người có nguy cơ mất nước cao (người già)

 

- Uống ít nhất 1,5 lít nước/ngày. Lý tưởng nhất là 2-2,5 lít nước/ngày.

 

- Uống thêm nước khoáng không ga hoặc có ga

 

- Với những người không thích uống nước lọc, hãy lựa chọn những loại nước uống khác như nước ép trái cây, hoa quả và rau xanh mọng nước, súp...

 

Uống như thế nào?

 

- Uống thường xuyên và uống trước khi có cảm giác khát.

 

- Phải uống ít nhất 1,5 - 2 lít nước/ngày, lý tưởng nhất là nước lọc.

 

- Uống nước thường xuyên, không chờ khát mới uống.

 

Không nên uống gì?

 

- Tránh xa tất cả các loại đồ uống có cồn vì cồn kích thích cơ thể mất nước

 

- Cần tránh và hạn chế đồ uống có hàm lượng caféin cao (cà phê, trà, cola) vì chúng rất lợi tiểu nên dễ dẫn đến mất nước.

 

- “Tẩy chay” những đồ uống quá ngọt

 

Khiết Linh

Theo E-sante