1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí

(Dân trí) - Tổ chức Y tế thế giới đã gọi ô nhiễm không khí là nguy cơ sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới.

Bước đầu tiên để giảm tác động là tìm hiểu về nguy cơ ô nhiễm không khí ở nơi mình sống. Sau đó, bạn có thể thay đổi hành động của mình để giảm tác động của ô nhiễm đối với cơ thể. Bước tiếp theo là thay đổi chế độ ăn để tăng cường khả năng tự sửa chữa của cơ thể và ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do trong không khí ô nhiễm.

Bụi PM2,5 là gì?

Thuật ngữ bụi mịn, hay bụi PM2,5 là tên dùng để chỉ những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống. 1micron (micromet) bằng 1/1000mm. Như vậy bụi PM2,5 sẽ có kích thước nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người.

Bụi PM2,5 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Các hạt bụi trong phạm vi kích thước PM2,5 có thể đi sâu vào đường hô hấp và tới phổi. Phơi nhiễm với bụi mịn có thể gây những tác động sức khỏe tức thời như kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở. Phơi nhiễm với bụi mịn cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của phổi và làm nặng thêm những tình trạng bệnh như hen và bệnh tim.

Nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa tăng tiếp xúc hàng ngày với bụi PM2,5 với tăng số trường hợp nhập viện do bệnh hô hấp và tim mạch, tăng số lượt khám cấp cứu và tử vong. Phơi nhiễm lâu dài với bụi mịn cũng có liên quan với tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim. Những người có bệnh hô hấp và bệnh tim, trẻ em và người cao tuổi đặc biệt nhạy cảm với bụi PM2,5.

Làm thế nào để biết là nồng độ bụi PM2,5 đang hoặc sẽ tăng ở ngoài trời?

Nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời thường tăng khi không khí bị tù đọng (rất ít gió và không khí ít được hòa trộn), khi khói bụi không được gió thổi đi, hoặc khi gió đưa không khí ô nhiễm từ nơi khác tới. Nói chung, khi nồng độ bụi PM2,5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Những tình trạng này tương tự như khi độ ẩm cao hoặc sương mù.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí

1.Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm không khí ở nơi mình sống

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 1

2. Áp dụng các biện pháp tự bảo vệ

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 2

Không nên ra ngoài khi tình hình ô nhiễm không khí ở nơi bạn sống đang ở mức cao. Việc ở ngoài trời vào những thời điểm này có thể làm tăng nguy cơ bệnh phổi, đau tim, bệnh hen và các vấn đề sức khỏe khác.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 3

Lắp thiết bị lọc không khí trong nhà để ngăn không khí ô nhiễm. Chọn những model hiệu suất cao được đánh giá 9 điểm hoặc hơn theo tháng điểm MERV. Thay lưới lọc 3- 6 tháng một lần theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 4

Nếu đi ô tô, hãy đặt chế độ lấy gió trong thay cho chế độ lấy gió ngoài. Điều này sẽ giúp bụi ít lọt vào xe hơn.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 5

Tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối. Không khí ô nhiễm thường đạt mức cao nhất trong ánh nắng mặt trời, vì thế tập gym trong nhà vào những ngày trời nóng sẽ giúp tránh phơi nhiễm.

Nên đổ xăng vào buổi chiều tối. Ánh nắng cũng góp phần làm tăng phát thải khí xăng vào ban ngày.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 6

Tránh đi bộ hoặc đi xe đạp trên những con đường có mật độ giao thông đông đúc.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 7

Tránh hút thuốc lá hoặc tới những nơi có đông người hút thuốc lá hoặc đốt lửa trại. Khói thuốc lá là một nguồn gây ô nhiễm không khí.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 8

Thay thế việc đun nấu bếp củi bằng bếp ga. Chất lượng không khí trong nhà sẽ được cải thiện và giảm thải khói bụi ra ngoài trời.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 9

Thay các loại máy chạy ga bằng loại chạy điện hoặc chạy pin. Chúng sẽ ít tạo ra khỏi bụi hơn và an toàn hơn cho phổi.

3. Ăn uống tốt để bảo vệ sức khỏe

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 10

Thay đổi chế độ ăn để giúp phổi chống chọi với tác động của ô nhiễm không khí. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thực phẩm giàu vitamin có thể giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn. Những thay đổi này tỏng chế độ ăn không làm tăng nguy cơ của các bệnh khác, và chúng còn bảo vệ chống lại ung thư.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 11

Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin A và beta-caroten. Những chất dinh dưỡng này giúp hình thành và duy trì lớp niêm mạc ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, giúp chúng đề kháng tốt hơn với nhiễm trùng. Những nguồn tốt là margarine, bơ, khoai lang, cà rốt và gan động vật.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 12

Ăn những thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin này giúp hình thành mô liên kết và vững bền thành mạch, giúp cơ thể chữa lành nhanh hơn. Các nguồn vitamin x gồm cam, dâu tây, xoài, súp lơ xanh và đu đủ.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 13

Chú trọng vitamin E trong chế độ ăn. Chất này có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương tế bào, tăng cung cấp ô xi cho tế bào và nhờ đó tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin E có trong các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám, lòng đỏ trứng, bơ và dầu thực vật.

Tự bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí - 14

Tăng cường lượng selen trong chế độ ăn. Selen bảo vệ gan và phổi chống lại tổn thương do gốc tự do có thể dẫn đến ung thư. Hãy ăn trứng, hành, tỏi, ngũ cốc nguyên cám và cá.

4. Đeo khẩu trang bảo vệ khi ra ngoài. Khẩu trang giấy N95 được khuyên dùng để đảm bảo che kín quanh mặt và những loại khẩu trang này sẽ lọc 95% bụi trong không khí.

5. Trẻ em và những người bị bệnh hô hấp mạn tính hen hoặc bệnh sẽ chịu tác động nhiều hơn của ô nhiễm không khí. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng sau: khó thở, ho, ngứa họng, ngứa mắt .

6 bước đeo khẩu trang N95

1.Rửa sạch tay trước khi cầm vào khẩu trang

2.Chọn chiếc khẩu trang N95 vừa khít với mặt

3.Dùng lòng bàn tay đỡ lấy khẩu trang và úp nó trùm kín hết mũi, miệng và cằm

4. Kéo và cố định dây trên ở sau đầu phía trên. Kéo và cố định dây dưới ở sau gáy dưới tai

5. Nhẹ nhàng ấn bản kim loại mỏng ở mép trên của khẩu trang vào sống mũi sao cho khẩu trang vừa văn ôm khít vào mặt.

6. Kiểm tra độ khít bằng cách hít thở vài lần. Trong khi thở ra, kiểm tra đường thoát của không khí quanh mặt.

Cẩm Tú