Truy tìm “thủ phạm” gây tái phát viêm họng liên tục
Vào thời tiết giao mùa và đặc biệt là mùa đông, các chứng bệnh viêm họng, viêm amydan, viêm miệng, viêm hầu - họng, viêm thanh quản… thường phát tác và tái đi tái lại nếu không được điều trị đúng cách.
Điểm mặt “thủ phạm” gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng theo giới chuyên môn y học nhận định thì các nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do những thủ phạm sau:
* Tình trạng viêm nhiễm lân cận vùng họng: Nếu như khi bạn đang bị một số bệnh viêm nhiễm quanh vùng họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm lợi…cũng có thể gây nên viêm họng do vi khuẩn trong các ổ viêm này lan xuống vòm họng sinh sôi và phát triển.
* Môi trường sống bị ô nhiễm: Việc hàng ngàythường xuyên phải hít các chất khí độc hại: Bụi đường, khí thải công nghiệm, các chất hóa học độc hại khác, khói bụi sinh hoạt, khói thuốc lá… Tất cả đều là “môi trường thuận lợi” cho vi khuẩn xâm nhập qua đường thở gây bệnh.
* Thời tiết lạnh hoặc thay đổi đột ngột: Lạnh giá và sự thay đổi bất thường của thời tiết cũng chính là nguyên nhân làm sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này làm cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
* Bị nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp, tiêu hóa: Khi mắc phải một số bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa cũng có thể là thủ phạm gây viêm họng như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày- thực quản, bệnh dị ứng trong…
Vì sao viêm họng thường tái phát?
Vùng họng của mỗi người là nơi rất nhạy cảm và dễ dàng bị viêm nhiễm, nhất là ở những người có hệ miễn dịch kém.Trong khi đó, thời tiết giao mùa thu đông là lúc môi trường nóng lạnh thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho siêu vi khuẩn có cơ hội phát triển. Vì thế, đây là thời điểm cơ thể dễ đổ bệnh bệnh nhiễm trùng hô hấp trên, điển hình là viêm họng cấp.
Bên cạnh đó, những chất ô nhiễm có trong không khí khiến sức khỏe suy giảm, nhất là người có miễn dịch kém dễ bị bệnh hô hấp trên, cộng thêmkhói bụi, khói thuốc lá, lông thú, phấn hoa, nấm mốc,… trong nhà đều có thể là thủ phạm của chứng bệnh này bởi chúng có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng gây ngứa họng, đau họng, đau đầu, chóng mặt, hen suyễn, dị ứng và nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khác.
Đặc biệt, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến những vi khuẩn có hại nằm lại trong khoang miệng vốn đã là nơi rất nhạy cảm và dễ bị viêm. Khi vi khuẩn có hại nằm lại nhiều nơi khoang miệng cũng dễ dàng gây viêm họng hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm họng-hầu.
Một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản cũng gây nên viêm họng. Nguyên nhân là do, những vết viêm loét dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản, khiến cổ họng bị kích thích nhiều, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản. Lâu dần khiến họng vướng và rát, từ đó gây đau họng.
Biện pháp phòng ngừa
-Tránh đến nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên để giúp tránh khói bụi, ô nhiễm, hạn chế tình trạng tiếp xúc vi khuẩn hay vi rút gây bệnh viêm họng.
- Chăm chỉ vệ sinh răng miệng sạch sẽ vì nhiều khi viêm họng là hậu quả thứ phát do viêm nhiễm tại vùng miệng như viêm nha chu, sâu răng,..
- Sát trùng họng, mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công . Bên cạnh đó, chúng có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau.
- Luôn tắm nước ấm, mặc quần áo đủ ấm vì để cơ thể quá lạnh khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, B12, C, D, Folate, Canxi, Sắt, Magiê nhằm nâng cao sức đề kháng và tăng miễn dịch.
- Luôn để sẵn các viên ngậm có đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn, khử trùng trong túi để sử dụng khi mới có các triệu chứng viêm họng. Các viên ngậm này giúp vùng họng kháng khuẩn, sát khuẩn và có thành phần gây tê tại chỗ giúp giảm nhanh cảm giác đau rát.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để nhanh chóng xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm. Tuyệt đối không nên để tình trạng viêm họng kéo dài nhiều ngày và trầm trọng mới đến cơ sở y tế khám chữa bệnh.