1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Trung Quốc: Dùng dầu bẩn chế tạo thuốc kháng sinh

(Dân trí) - Một công ty đã lên sàn chứng khoán lại sử dụng dầu đậu nành thải để tạo ra 1 trong những chất chính có trong thuốc kháng sinh.

Theo điều tra của công an, từ năm 2010 đến tháng 7/2011, công ty Jiankangyuan đã mua


  

Theo điều tra của công an, từ năm 2010 đến tháng 7/2011, công ty Jiankangyuan đã mua  1,62 tấn dầu đậu nành thải của công ty Huikang, một công ty có liên quan đến việc mua dầu đậu nành từ xưởng sản xuất dầu bẩn bị phát hiện vào năm ngoái, để sản xuất ra 7-ACA. 7-ACA là một chất trung gian cephalosporin, là một trong những chất chính khi chế tạo thuốc kháng sinh.

 

Tuy nhiên, chủ tịch công ty Jiankangyuan, ông Chu Quốc Bảo cho biết, cái gọi là “dầu thải” chưa chắc đã là dầu kém chất lượng, sản phẩm chúng tôi sản xuất ra cho tới nay vẫn chưa xuất hiện bất cứ vấn đề gì về chất lượng.

 

Ông này còn nhấn mạnh: “Hoan nghênh các cơ quan chức năng, Bộ y tế… tới kiểm tra sản phẩm 7-ACA và nếu xuất hiện vấn đề gì về chất lượng, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

 

Dầu đậu nành thải không phải là nguyên liệu để sản xuất thuốc và các chuyên gia cho rằng loại dầu này có thể bị ô nhiễm và theo quy định, dùng dầu thải đế chế biến thành dầu đậu nành thực phẩm đã là vi phạm pháp luật.

 

Về vấn đề này, ông Chu Bảo Quốc cho rằng dầu là môi trường để 7-ACA tăng trưởng chứ không trực tiếp tham gia vào sinh trưởng 7-ACA.

 

Và để có 7-ACA thành phẩm, cần trải qua nhiều công đoạn như khử trùng, siêu lọc, cồn tinh rửa… tức là các tạp chất nhỏ nhất, độc tính sản sinh ra trong dầu thải cũng sẽ bị diệt trừ, vì vậy dầu thải tham gia sản xuất 7- ACA cho đến nay chưa xuất hiện một vấn đề chất lượng nào.

 

Tuy nhiên, một số chuyên gia dược học biểu thị, dầu thải có thể có một vài tạp chất đặc biệt, những tạp chất này vượt quá phạm vi kiểm tra nguyên dược liệu của thuốc, vì vậy có thể bị lọt gây ra nguy hại đến sự an toàn của sản phẩm sau cùng.

 

Yangsheng, chuyên gia kỹ thuật về giai đoạn xúc tác và trao đổi chuyển hóa cho biết, dùng dầu thải thay dầu đậu nành khó đảm bảo tạp chất của dầu thải được đào thải hoàn toàn, càng không thể đảm bảo tạp chất của dầu thải có hại hay không, vì vậy nên cẩn thận khi sử dụng. Càng chú ý hơn là, do 7-ACA không phải là phụ liệu dùng thuốc mà là nguyên liệu sản xuất thuốc, hiện tại vỗn dĩ không có tiêu chuẩn quốc gia qui định tương ứng. Việc công ty Jiankangyuan tự cho là “phù hợp tiêu chuẩn”, chỉ là phù hợp với tiêu chuẩn của công ty.

 

Chu Bảo Quốc cũng tiết lộ, sản xuất 7-ACA, dầu đậu nành chiếm đến 32% chi phí, từ đó nhận thấy chi phí mua dầu đậu nành có ảnh hưởng lợi nhuận lớn đối với 7-ACA. Ông cho rằng, “dầu thải” giá thấp, tiết kiệm chi phí và có lợi bảo vệ môi trường, thích hợp với mua lượng nhiều. “Đây là một nhóm chuyên đề của công ty chúng tôi nghiên cứu, nhưng nhà nước hiện nay vẫn chưa cho ra quy định liên quan, chúng tôi dùng trước, thúc đẩy quá trình này nhanh chóng thực hiện”, ông Bảo Quốc nói.

 

Chuyên viên nghiên cứu hàng đầu Trung Quốc bà Ngô Huệ Phương phát biểu trên trang mạng sức khỏe rằng: “Chúng tôi kiến nghị đặt một cái tên cho cái gọi là “dầu bẩn”, cho nó một thân phận và tiêu chuẩn hợp pháp, điều đó mới có thể là một cái gậy lớn đánh chết “ dầu bẩn”. Ở nước ngoài còn dùng nguyên liệu còn “ buồn nôn” hơn cả “dầu bẩn”, nhà nước vốn không có quy định liên quan nghiêm cấm sử dụng sản phẩm này”.

 

Dương Hằng

Tổng hợp từ qq, 163, iceo, sina.