Trung Quốc: Bê bối trộn sữa hết hạn và không nguồn gốc

(Dân trí) - Sau khi người tiêu dùng tố cáo sữa Hero nutradefense có vấn đề về chất lượng, các nhà chức trách đã phát hiện ra rằng sữa này không nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan mà là sữa hết hạn trộn với sữa không nguồn gốc.

Sự kiện này lại gây chấn động Trung Quốc sau hàng loạt sự kiện sữa gây hại cho sức khỏe trước đây.

       

Thủ đoạn làm sữa thương hiệu Hero nutradefense của Công ty Hero (Tô Châu)


Thủ đoạn làm sữa thương hiệu Hero nutradefense của Công ty Hero (Tô Châu)

 

Năm ngoái, công ty TNHH Hero (Tô Châu) phải đóng cửa dây chuyền sản xuất vì bị cáo buộc sản xuất trái phép do không có giấy phép sản xuất thực phẩm. Công ty này còn dùng thủ đoạn trực tiếp thay đổi đóng gói bên ngoài, xóa mờ thời gian sử dụng, ngày tháng sản xuất đóng gói bên trong, in lên ngày tháng, thời hạn sử dụng mới, trộn lẫn sữa bột trẻ em hết hạn và sữa bột nhập khẩu không rõ nguồn gốc và bán ra thị trường với giá cao.   

 

Ngoài ra, công ty TNHH Hero (Tô Châu) lợi dụng thương hiệu nổi tiếng quốc tế dùng sản phẩm sữa bột Hero nutradefense cho người lớn giá rẻ đem trộn thành thành sữa bột trẻ em cấp cao và bán ra giá đắt. Một văn bản của sở giám sát chất lượng tỉnh Giang Tô báo cáo lên tổng cục kiểm tra chất lượng quốc gia viết rõ, khi niêm phong hiện trường, sữa bột trẻ em có hơn 500.000 gói và gần 40.000 hộp.Ước tính nếu mỗi trẻ uống 4 hộp sữa/tháng, thì số sữa thu dược đủ cho hơn 12.400 trẻ uống trong 6 tháng.

 

Nguy hại từ sữa giả

 

Chuyên gia Trung Quốc cho biết, trẻ em từ 1-6 tháng tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Giá trị dinh dưỡng trong sữa đặc biệt yêu cầu bổ sung nhiều protein. Lớn hơn một chút thì có nhiều phương thức dung nạp dinh dưỡng, vì vậy dinh dưỡng trong sữa bột không cần quá toàn diện, giá trị protein thấp hơn.

 

Nếu cho trẻ 1-6 tuổi uống sữa bột của trẻ lớn chất lượng thấp sẽ bị thiếu protein. Chức năng chủ yếu của protein là giúp phát triển các bộ phận trên cơ thể. Đối với trẻ thì thiếu protein là cực kỳ nghiêm trọng, một khi thiếu tương lai bổ sung không lại. Khi cơ thể thiếu protein trầm trọng trẻ sẽ biến thành “trẻ đầu to” dị dạng, thậm chí nguy hại đến tính mạng.  

 

Sữa đạt tiêu chuẩn châu Âu, không đạt tiêu chuẩn của Trung Quốc

 

Vấn đề nghiêm trọng ở đây là, sự kiện của công ty này xảy ra vào tháng 11/2012 nhưng cho đến khi phát hiện sản phẩm này không được thu lại mà vẫn được bày bán rộng rãi trên thị trường.

 

Quan chức Trung Quốc cho biết, có hiện tượng này bởi vì không phát hiện ra thành phần có hại trong sữa bột. “Kết quả kiểm tra phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu, nhưng không phù hợp với tiêu chuẩn của Trung Quốc”, cụ thể năm ngoái khi kiểm tra 18 lô sản phẩm hoàn toàn đạt chất lượng nhưng theo tiêu chuẩn sữa bột của Trung Quốc thì chỉ có 3 sản phẩm đạt chất lượng.

 

Hiện tại 28 cửa hàng bán loại sữa này trong siêu thị ở Thượng Hải đã dỡ bỏ hàng xuống, các công ty bán trên mạng cũng đã không tìm thấy từ khóa sữa bột trẻ em nutradefense. Cảnh sát đã vào cuộc, pháp nhân của công ty TNHH Hero (Tô Châu) đã bị bắt giữ.

 

Thương hiệu gây nhầm lẫn

 

Ngoài ra, thương hiệu này còn gây nhầm lẫn với 1 thương hiệu nổi tiếng của Hà Lan khi chuyển tên gọi sang tiếng Trung Quốc theo quy định.

 

Cụ thể, thương hiệu sữa bột trẻ em mà tập đoàn Hero Thụy Sỹ ủy quyền cho công ty TNHH xuất nhập khẩu Hero (Tô Châu) tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc là Heronutradefense, tên tiếng Trung là Meisu lier. Còn thương hiệu sữa bột của công ty Cô Gái Hà Lan ủy quyền tiêu thụ cho công ty thương mại Thượng Hải là Friso, tên tiếng Trung là Meisu-jiaer. Hai sản phẩm này khác nhau 1 chữ cái nhưng lại có một điểm chung quan trọng là “sản phẩm do công ty sữa Cô gái Hà Lan sản xuất.

 

Chủ tịch tập đoàn Hero-Thụy Sỹ đã chứng thực Meisu lier đích thực là do công ty Hugo Tô Châu phân phối. Ông còn nhấn mạnh, sữa bột Meisu lier là do Hà Lan sản xuất nhưng không nói rõ ràng công ty cụ thể nào. Công ty Hà Lan lại nói rõ, sản phẩm của họ là Meisu jiaer chứ không phải Meisu lier. 

 

Việt Hà

Tổng hợp từ xinhuanet, sina, sohu