1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Triết lý "sống là động" ở ngưỡng cửa tuổi 40

Trường Thịnh

(Dân trí) - "Sống là động" đang là cảm hứng sống đầy năng lượng của nhiều người hiện nay. Nhưng thật trớ trêu, không ít người đã phải sống chung với bệnh xương khớp khi còn trẻ, khiến họ không thể vận động như ý muốn.

Trước đây, bệnh xương khớp thường gắn liền với hình ảnh ông già bà lão với những cơn đau nhức ở chân tay hay tê cứng ở lưng, cổ, vai, gáy. Tuy nhiên, những hình ảnh này giờ đã trở nên ngày càng phổ biến ở người trẻ. Trong đó, ngưỡng cửa tuổi 40 được cho là thời điểm đánh dấu những cơn đau xương khớp bắt đầu rõ nét và tăng lên theo thời gian.

Chị Hà Thu (39 tuổi, TPHCM) chia sẻ: "Tôi làm kế toán cho một công ty luật nước ngoài. Tôi chưa từng nghĩ rằng ở cái tuổi này mà đã phải đi châm cứu vì chứng đau lưng kéo dài, không thể ngồi làm việc được. Nhìn quanh bạn bè, thấy ai cũng kêu là cơ thể đang đến thời kỳ… hỏng hóc, hết đau vai gáy, cột sống cho đến đầu gối".

Theo một đánh giá vào năm 2020 từ 88 nghiên cứu cho thấy ở Mỹ, tỷ lệ thoái hóa khớp gối là 16% ở người trên 15 tuổi và 22,9% ở người trên 40 tuổi. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở người trẻ hiện đang rất cao, với khoảng 30% người trên 35 tuổi gặp triệu chứng của bệnh.

Triết lý sống là động ở ngưỡng cửa tuổi 40 - 1

Nhiều người bị đau xương khớp khi tuổi còn trẻ (Ảnh: Shutterstock).

Tuổi 40 với hầu hết mọi người là độ tuổi của công việc - sự nghiệp ở đỉnh cao, trách nhiệm gia đình nặng nề cùng những mối quan hệ xã hội đa dạng. Đây cũng là lúc con người có điều kiện về thời gian và tài chính để thực hiện những đam mê như tham gia các môn thể thao yêu thích, đi du lịch. Tuy vậy, khi xương khớp bắt đầu thoái hóa thì với nhiều người, những đam mê trên trở thành điều xa xỉ.

Theo các chuyên gia, bệnh xương khớp ngày càng phổ biến và trẻ hóa là do ảnh hưởng của thói quen ăn uống, vận động và sinh hoạt thiếu khoa học trong bối cảnh cuộc sống hiện đại.

Cụ thể, số lượng người làm việc trong các văn phòng hay nhà máy tăng lên với đặc trưng công việc phải đứng/ngồi nhiều, ít có thời gian vận động. Điều này khiến cho cơ xương khớp bị căng cứng, không được cung cấp dưỡng chất dẫn đến dễ thoái hóa.

Ít vận động cùng với chế độ dinh dưỡng tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, bơ sữa khiến cho số người béo phì ngày càng tăng cao gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm xương khớp. Theo nghiên cứu, nếu trọng lượng cơ thể tăng 1 kg thì áp lực lên đầu gối khi di chuyển sẽ cao gấp 4 lần. Béo phì cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm, càng gây hại cho nhóm bệnh nhân viêm khớp.

Triết lý sống là động ở ngưỡng cửa tuổi 40 - 2

Thừa cân béo phì gây áp lực lên xương khớp (Ảnh: Shutterstock).

Bên cạnh những nguyên nhân trên, gần đây, qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân sâu xa và quan trọng của bệnh xương khớp đến từ rối loạn miễn dịch. Trong đó, các thói quen thường gặp ở người trẻ như căng thẳng, thức khuya, mất ngủ, ít vận động... lại chính là yếu tố nguy cơ khiến hệ miễn dịch gặp trục trặc. Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sẽ phản ứng quá mức với các tác nhân gây hại, dẫn đến quá trình viêm và tấn công phá hủy xương khớp của chính mình, từ đó khiến khớp bị tổn thương kéo dài và khó kiểm soát hơn.

Để tuổi 40 tràn đầy cảm hứng "sống là động"

Mới đây, ca sĩ Hồ Quang Hiếu ra mắt một MV đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người với triết lý "sống là động". Không cần phải chờ đến sau một thời gian dài cuộc sống "bất động" vì dịch bệnh thì người ta mới đề cao cảm hứng sống năng động, được làm bất cứ điều gì mình thích, mà đó là lẽ sống của phần lớn mọi người. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì ngay khi còn trẻ, còn khỏe mạnh, mỗi người nên chăm sóc tốt cho xương khớp bằng chế độ dinh dưỡng, vận động và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.

JEX Thế hệ mới - vì sống là động

Về dinh dưỡng, nên ăn các thực phẩm tươi có nhiều chất canxi, omega-3, tập trung vào trái cây tươi và rau quả, thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế các thực phẩm tinh chế (bánh mì trắng, gạo trắng,...), thức ăn nhanh, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Tập luyện là yếu tố rất cần thiết để phòng ngừa và kiểm soát bệnh xương khớp, đồng thời kiểm soát cân nặng. Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể dục thể thao. Với những người đang hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể tham gia bất cứ môn nào miễn là đúng kỹ thuật, không gây hại cho xương khớp. Với những người đã bị đau khớp thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn các môn tập phù hợp, trong đó các môn được khuyến khích gồm bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga.

Để hòa nhập nhanh hơn vào nhịp "sống là động", chúng ta có thể "bỏ túi" thêm bí quyết chăm sóc xương khớp đến từ các nhà khoa học Mỹ - JEX thế hệ mới. Đây là sản phẩm có chứa bộ hoạt chất thiên nhiên quý gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Các tinh chất này đã được chứng minh tác dụng điều hòa miễn dịch, giảm đáng kể việc sản sinh các cytokine gây viêm như TNF-α, IL-1,2,6, interferon gamma… Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa quá trình viêm tiến triển, giúp giảm đau, giảm sưng khớp.

Bộ dưỡng chất trên còn giúp bảo vệ xương khớp hiệu quả nhờ khả năng kích thích cơ thể sản sinh các chất căn bản, tăng cường chất lượng dịch khớp, hỗ trợ tái tạo sụn và xương dưới sụn. Đây chính là cơ chế hiệu quả và an toàn khi tạo ra tác dụng bảo vệ, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp từ gốc cũng như sản sinh các mô mới để khớp trở nên chắc khỏe và dẻo dai.

Với giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, chắc chắn cảm hứng sống là động không còn là điều gì quá xa vời.

Triết lý sống là động ở ngưỡng cửa tuổi 40 - 3