Trái tim cũng có trí thông minh?

(Dân trí) - Trải qua chiều dài lịch sử, các tài liệu viết tay cũng như truyền miệng của hàng trăm nền văn hóa khác nhau đều có chung một niềm tin: trái tim cũng có trí thông minh.

  

Trái tim cũng có trí thông minh?


Hồi nhỏ, tôi vẫn thường được khuyên hãy lắng nghe, đi theo tiếng gọi của con tim để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất. Mỗi khi làm vậy, những vấn đề tôi đang phải đối mặt bỗng trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết.

 

Câu nói “vẫn còn đó, giọng nói thì thầm trong trái tim” vào mỗi buổi học ngày Chủ nhật thực sự có ý nghĩa với tôi và trở thành giọng nói thì thầm trong đầu” - với tôi chúng như một sự tự hoài nghi chính mình. 

 

Khi đã lớn hơn, tôi tiếp nhận cái nhìn mới về trí thông minh, rằng: khả năng học, hiểu, giải thích và vận dụng kiến thức là chức năng của não bộ trong hộp sọ. Nhưng tôi vẫn giữ niềm tin vào năng lực của trái tim đằng sau tính chất vật lý của nó, vậy nên tôi bắt đầu đọc những nghiên cứu về “trí thông minh của trái tim” đầy thú vị.

 

Vào những thập niên 1960, 1970, 2 nhà sinh lý học là John và Beatrice Lacey đã tiến hành nghiên cứu cho thấy quả tim thực sự “giao tiếp” với bộ não và ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận cũng như phản ứng với môi trường xung quanh. Trải qua hơn một nửa thế kỷ, giờ chúng ta đã đạt được những hiểu biết lớn về trí thông minh đặc biệt này:

 

- Trái tim phát tín hiệu cảm xúc, trực giác nhằm chi phối cuộc sống của chúng ta.

 

- Tim cũng trực tiếp điều khiển và sắp xếp nhiều hệ thống trong cơ thế, giúp chúng hoạt động nhịp nhàng với nhau.

 

- Tim có một hệ thần kinh độc lập được gọi là “não của tim”

 

- Não của tim cùng với hệ thống dây thần kinh truyền thông tin tới não bộ, từ đó tạo ra hệ thống thông tin liên lạc 2 chiều giữa tim và não.

 

- Tim tự đưa ra nhiều quyết định của riêng mình

 

- Tim bắt đầu đập trong thai nhi trước khi bộ não được hình thành, dựa trên quá trình “chu kỳ tự động hóa”.

 

Những kết quả nghiên cứu tại các tổ chức khác nhau từ thập niên 1980 đã bắt đầu cho thấy sự thành công trong cuộc sống phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả, hơn là khả năng trí tuệ của não bộ. Lẽ dĩ nhiên, điều này dẫn đến mong muốn làm thế nào để truyền tải cảm xúc một cách thông minh nhất.

 

“Trí thông minh và trực giác được nâng cao khi chúng ta học được cách thực sự lắng nghe trái tim mình mách bảo. Đó là sự giải mã thông điệp dựa trên nhận thức tầm quan trọng của việc điều khiển cảm xúc trong những thử thách cuộc sống. Chúng ta càng lắng nghe và đi theo tiếng gọi của con tim, cảm xúc càng trở nên ổn định, cân bằng và gắn kết. Ngược lại, một trái tim bất ổn khiến con người dễ dàng rơi vào trạng thái bất an, giận dữ, sợ hãi và đổ lỗi”.

 

Nghiên cứu HeartMath định nghĩa trí thông minh của trái tim giống như một dòng chảy nhận thức, thấu hiểu và trực giác mà chúng ta trải qua khi tâm trí và cảm xúc kết nối chặt chẽ với trái tim. Chúng có thể được kích hoạt thông qua luyện tập, càng tập trung cảm nhận bao nhiêu, trí thông minh càng phát huy hiệu quả bấy nhiêu.

 

Ngày nay, có hàng chục bài báo khoa học thuộc dự án HeartMath về trí thông minh của trái tim, cũng như hàng chục nghiên cứu của các trường đại học trong ứng dụng tự điều chỉnh cảm xúc, sức khỏe, thành tích học tập, và khả năng trực giác.

 

Trang Trần

Theo CARE