Trái Kiwi - Nguồn Folate thiên nhiên quý giá
Được biết tới là “vua” của các loại quả giàu vitamin C nhưng ít ai ta biết tới là giá trị dinh dưỡng chứa đựng bên trong loại quả giản dị này, đặc biệt là tác dụng của nó đối với phụ nữ đang mang thai.
Vai trò của folate với sức khoẻ thai nhi
Folate còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với thai phụ vì nó là thành phần không thế thiếu trong việc sản xuất các tế bào máu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong tuần thứ 3 của thai kỳ.
Ống thần kinh thai nhi là nền tảng cốt lõi để phát triển thành hệ thần kinh hoàn thiện gồm bộ não, hộp sọ, tuỷ sống và xương sống. Ống thần kinh hình thành và phát triển từ rất sớm, vào khoảng tuần thứ 3 của bào thai, khi mà người mẹ thậm chí còn chưa biết mình đã mang thai. Trong quá trình phát triển, ống thần kinh cần được cung cấp đầy đủ Folate để hoàn thiện. Trong giai đoạn phôi thai này, nếu cơ thể người mẹ không có đủ Folate để cung cấp cho bào thai, ống thần kinh sẽ không khép kín hoàn toàn dẫn đến các dị tật như hở hàm ếch, dị tật tim hay sự phát triển bất bình thường của não và tủy sống.
Theo một nghiên cứu của Hibbard BM, hàng năm, có khoảng 1,500 trẻ sơ sinh ở Mỹ mắc phải dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Ngoài ra, đối với thai phụ, Folate giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, sinh non, băng huyết khi sinh và giảm các tai biến trong thai kỳ như tiền sản giật.
Theo khảo sát của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia phối hợp với nhóm nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sỹ Tim Green đến từ Đại học Otago (New Zealand), 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Việt Nam có hàm lượng Folate trong máu thấp hơn 905nmol/L - chỉ số tối thiểu để phòng ngừa nguy cơ mắc phải khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Theo thống kê của Bệnh Viện Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Sơ Sinh Hà Nội, trong giai đoạn 1995-1998, tỷ lệ trẻ sinh ra mắc phải các dị tật này là 2,5/1.000 bé.
Folate đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức Homocysteine trong máu. Nghiên cứu cho thấy khi mức homocysteine trong máu cao có thể gây tổn hại các tế bào não và tăng các bệnh lý tim mạch.
Tăng Homocysteine máu là một nguy cơ chính cho bệnh bít tắc mạch máu. Việc bổ sung Folate, vitamin B12 và vitamin B6 có thể đưa Homocysteine máu về mức bình thường.
Bên cạnh đó, thiếu hụt Folate và tăng Homocysteine máu còn dẫn đến suy giảm khả năng tư duy ngôn ngữ. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, nhóm người dùng đều đặn 800mg Folate mỗi ngày trong suốt 3 năm có trí nhớ và khả năng xử lý thông tin tốt hơn rất nhiều so với nhóm dùng giả dược.
Folate tự nhiên mỗi ngày
Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là nên ăn gì để đủ lượng Folate hàng ngày. Các chuyên gia về sức khoẻ trên thế giới đều khuyên phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, dù có ý định mang thai hay không, nên bổ sung khoảng 400 mcg Folate mỗi ngày và cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng giàu Folate.
Bổ sung Folate cho cơ thể là một trong những bước chuẩn bị cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. Folate có thể dễ dàng được tìm thấy trong các loại rau màu xanh đậm hay sữa, bột ngũ cốc, bột lúa mì và đặc biệt là trong trái Kiwi.
Theo các nhà khoa học, trái Kiwi Zepsri® nằm trong nhóm các loại quả có hàm lượng Folate cao nhất. Trái Kiwi xanh Zepsri® Green có chứa lượng Folate nhiều hơn gấp 10 lần trái táo. Trong khi đó, trái Kiwi vàng Zepsri® Gold chứa lượng Folate cao gấp 3 lần trái Kiwi xanh Zepsri® Green. Không chỉ là nguồn cung cấp acid folic dồi dào, các vitamin và dưỡng chất đa dạng khác trong trái Kiwi Zepsri® giúp duy trì, cải thiện và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Nguồn và Ảnh: Công ty Zespri International Limited