1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tổn thương xoang do dùng nước muối rửa mũi

Nước muối sinh lý 9% thích hợp nhất để làm ẩm, làm ướt hay rửa các mô cơ thể như niêm mạc mũi họng, đường tiêu hóa, hô hấp. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch hố mũi, giúp các khe thông xoang mũi và các xoang, tránh sự ứ đọng dịch nhầy và đờm mủ.

BS. Từ Tấn Tài - Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết:

"Dùng nước muối vào mũi với mục đích là làm loãng, rửa trôi nhầy nhớt nhiều ở vùng mũi họng có ích trong một giai đoạn nào đó, trong một thời gian ngắn nào đó của bệnh. Có nghĩa là chỉ dùng nước muối này như một biện pháp hỗ trợ chứ không phải là biện pháp chính để chữa các bệnh gây xuất tiết nhiều đờm dịch ở mũi họng.

Nước muối sinh lý không phải là thuốc, không thể có tác dụng chữa bệnh. Chưa kể, dùng quá kéo dài nước muối vào mũi họng có thể gây ẩm ướt liên tục niêm mạc mũi họng, gây viêm nhiễm nhiều hơn, tổn thương nhiều hơn niêm mạc mũi họng.

Rửa mũi bằng nước muối có thể gây tổn thương niêm mạc mũi họng. Ảnh: Ranran.
Rửa mũi bằng nước muối có thể gây tổn thương niêm mạc mũi họng. Ảnh: Ranran.

Tổn thương niêm mạc mũi họng lại tiếp tục tiết nhiều đàm nhớt, ta càng dùng nhiều nước muối vào mũi và tạo ra một cái vòng lẩn quẩn của bệnh.

Đó là chưa kể sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước muối và mũi: nước muối thường có nhiệt độ thấp hơn niêm mạc mũi (nhất là về mùa đông) gây phản ứng phù nề niêm mạc mũi theo phản xạ. Vì vậy, lạm dụng dung dịch nước muối vào mũi họng (dùng quá thường xuyên, quá kéo dài) có khi rất gây hại: kéo dài tổn thương mũi họng xoang không bao giờ dứt.

Niêm mạc mũi xoang có hệ thống tế bào bề mặt có thể tiết ra chất nhầy và nước làm ẩm ướt bề mặt có tác dụng bắt lại bụi trong không khí hít vào. Nó lại có các tế bào có lông chuyển tạo thành làn sóng như sóng lúa trên cánh đồng để vận chuyển và rửa trông các chất nhầy đã tiết ra.

Nghĩa là, niêm mạc mũi xoang có cơ chế tự làm sạch. Cơ chế này bị rối loạn khi lớp niêm mạc mũi xoang bị tổn thương do nhiễm trùng, hóa chất, viêm nhiễm, thường là tiết ra quá nhiều chất nhầy và nước gây ra đờm nhớt. Ở quá trình ngược lại, rối loạn tiết ít dịch nhầy sẽ gây ra bệnh khô, teo niêm mạc mũi.

Ta cần chữa bệnh viêm nhiễm, làm loãng nhầy nhớt giúp dễ rửa trôi nhầy nhớt mũi khi niêm mạc mũi bị tổn thương. Sau đó, niêm mạc mũi sẽ tự động hồi phục lại hoạt động bình thường và không cần bất cứ hỗ trợ nào như nước muối".

Theo BS Từ Tấn Tài

Báo Sức khoẻ & Đời sống

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm