Tiếp tục tái diễn trẻ ngộ độc chì vì thuốc nam tẩm bổ

(Dân trí) - Đầu năm 2012, hàng trăm trẻ bị ngộ độc chì vì sử dụng thuốc nam để bồi bổ, ăn ngon hãy chữa lở loét. Những tưởng các mẹ sẽ “thức tỉnh” không tin dùng các loại thuốc này, nhưng thực tế trẻ ngộ độc chì vì thuốc nam vì tẩm bổ vẫn tăng lên.

Đổ bệnh, tử vong vì… tẩm bổ

Tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) đến thời điểm này đã có bệnh nhân của 16 tỉnh phía Bắc đến khám, điều trị vì các triệu chứng do ngộ độc chì. Dẫn đầu là Hà Nội với 53 ca (33,1%)< tiếp đến các dịa phương Bắc Giang (34 ca), Phú Thọ (11 ca), Ninh Bình (9 ca), Thanh Hóa, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn…

Bệnh nhi ngộ độc chì điều trị tại khoa Nhi (BV Bạch Mai). Ảnh: T.A

Bệnh nhi ngộ độc chì điều trị tại khoa Nhi (BV Bạch Mai). Ảnh: T.A

Thống kê của Trung tâm chống độc từ 2011 - 2012 có 2550 trẻ em đến khám ngộ độc chì có 750 trẻ có chì máu > 10 mcg/dl (29.4%).

Từ tháng 01/ 2013 đến nay có 797 bệnh nhân đến khám, trong đó có 179 trẻ em (số có chì máu > 10mcg/dl 47.48%, chì máu > 20 mcg/dl 27.4%, chì máu 45 – 69 mcg/dl 5%, chì >70 mcg/dl là 3.8%) và 618 bệnh nhân là người lớn. Trong đó có 88/618 người chì máu  >10 mcg/dl chiếm 14.23 %.

Phần lớn các bệnh nhân ngộ độc chì đều liên quan tới việc sử dụng các loại thuốc nam, thuốc cam nhằm tẩm bổ, chữa lở loét, chữa tiêu chảy, chữa các bệnh nan y. Đặc biệt với nhóm bệnh nhân trẻ em, gần như 100% trẻ đến khám đều trong tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài, nhiều bệnh lý kèm theo do ảnh hưởng của ngộ độc chì.

Những ca bệnh do ngộ độc chì vẫn còn nguyên trong trí nhớ của các bác sĩ điều trị. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, cuối năm 2011 tại khoa Nhi BV Bạch Mai đã tiếp nhận hai chị em ruột ở Nam Định cùng bị ngộ độc chì vào viện cấp cứu trong tình trạng ngộ độc chì cấp với biểu hiện đau bụng, đau đầu dữ dội, bị kích thích vật vã, la hét, có biểu hiện bị tổn thương não, thận, hệ tiết niệu. Còn người em của hai bệnh nhi này thì bị tử vong tại BV Nhi TƯ vì ngộ độc quá nặng.

Đã từng có bệnh nhi 5 tuổi ngộ độc chì vì uống thuốc nam chữa động kinh dù được thải chì 1,5 năm nhưng những di chứng về thần kinh (chậm phát triển trí tuệ) thì không thể phục hồi làm cháu mất khả năng học tập và lao động.

“Cá biệt, chúng tôi từng tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh 15 ngày tuổi ngộ độc chì do trẻ đi ngoài xì xoẹt, mẹ mua thuốc cam về cho con uống. Là trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất ngộ độc chì, các bác sĩ như “thuộc lòng” bệnh án của bệnh nhi bởi quá đặt biệt. Thời điểm nhập viện bệnh nhi bị tím toàn thân, thở nhanh, đa động chân phải (có cơn co giật) và chúng tôi đã rất lo lắng trước nguy cơ bộ não non nớt của bé bị ảnh hưởng bởi chì. Bởi một lượng chì nhỏ trong máu cũng có thể gây tổn thương não ở trẻ và ở trẻ càng nhỏ, ảnh hưởng càng nặng nề”, TS Dũng nói.

Kết quả xét nghiệm hàm lượng chì trong máu bệnh nhi khá cao, 40mg/dL trong khi ở trẻ em hàm lượng chì dưới ngưỡng 15mg/dL mới là an toàn. Tuy không phải là tỷ lệ quá cao, nhưng ở trên một em bé quá nhỏ như vậy, thời điểm uống ngay trong giai đoạn sơ sinh thì cũng đã là quá nặng. Đánh giá tác động của chì lên não bộ của trẻ cũng cần có thời gian dài cả vài năm sau mới có thể biết tác động của chì như thế nào với não bộ.

Cũng từng trực tiếp điều trị cho bệnh nhi ngộ độc chì trước đây, TS Nguyễn Minh Điển, Phó Giám đốc viện Nhi TƯ nhớ mãi một trường hợp bị động kinh, điều trị rất dài ngày mà không ổn định, đứa trẻ thường xuyên lên cơn co giật, gầy yếu, xanh xao, chậm phát triển trí tuệ. Kết quả xét nghiệm mới biết tình trạng động kinh có thêm nguyên nhân từ ngộ độc chì khiến việc việc điều trị vô cùng khó khăn.

Đáng nói, tập quán sử dụng các loại thuốc cam để kích thích trẻ ăn uống, tẩm bổ rất phổ biến tại các miền quê. Nhiều gia đình có cháu nhỏ cứ thấy con lười ăn, lở loét, tiêu chảy… đều cho dùng thuốc cam để bé hay ăn, chóng lớn, tránh sài đẹn…

  Tun l thế gii phòng chng ng độc chì

T ngày 19 - 25/10 là Tun l thế gii phòng chng ng độc chì vi ch đề hãy loi b sơn chì và các ngun chì gây nhim độc khác.

 Năm nay là ln th 2 WHO phát động “Tun l thế gii phòng chóng ng độc chì”. Ln th 1 din ra năm 2013 vi s tham gia ca 44 nước và 100 thành ph trên thế gii. 

Theo WHO mi năm có khong 600 000 tr em b  khuyết tt trí tu t tiếp xúc vi chì. 99% tr em b nh hưởng bi phơi nhim chì mc độ cao là thuc các nước có thu nhp thp và thu nhp trung bình.

Danh sách “đen” thuốc cam nhiễm chì

Sau khi ồ ạt nhiều trẻ ngộ độc chì được phát hiện hồi năm 2012, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương lấy mẫu các loại thuốc cam trên địa bàn xét nghiệm. Theo báo cáo của Sở Y tế tại các địa phương, phần lớn “thuốc cam” được người dân mua từ người bán thuốc dạo, ông lang, bà mế. Kết quả kiểm nghiệm nhiều mẫu thuốc cho thấy, hàm lượng chì trong thuốc rất cao, có mẫu lên đến 85% chì.

Còn tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai), trên những mẫu thuốc cam, thuốc tễ mà bệnh nhân mang đến từ năm 2011 đến nay Trung tâm đã làm xét nghiệm và phát hiện 42 thầy lang có thuốc cam chứa chì. Như thuốc của Bà Lang Nhung (Trồi Thượng, Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội); Lang Thắng Oanh (Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội) với 7 trẻ nhập viện; Ông Lang Tử (Quế Nham, Tân Yên, Bắc Giang) với 6 trẻ nhập viện vì ngộ độc chì.

Cá biệt là tại cơ sở Bà Lang Tiến (Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang) có tới 21 bệnh nhi phải nhập viện điều trị.

“Tuy nhiên, mỗi thầy lang không chỉ điều trị cho 1- 2 cháu. Vì thế, với các danh sách thầy lang này sẽ kèm theo hàng nghìn cháu bị nhiễm độc chì chưa được phát hiện và điều trị. Ngoài ra, trong cộng đồng còn rất nhiều thuốc của thầy lang chưa được kiểm nghiệm, chưa được đưa vào danh sách. Vì thế, cần có điều tra rộng theo chùm ca bệnh trên địa bàn các tỉnh”, Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng nói.

Theo TS Phạm Duệ, chì là một chất cực độc đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, nhất là trong trường hợp ngộ độc chì cấp tính bởi chì khó thải loại, vào cơ thể chì theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh …  khiến trẻ đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt mắt, mất tiếng nói, sau đó co giật từng cơn, có thể nhầm với bệnh động kinh. Nếu không được điều trị, trẻ dễ hôn mê và tử vong.

Hồng Hải