Tịch thu máy xét nghiệm sinh hóa kém chất lượng tại bệnh viện huyện Thường Tín

(Dân trí) - Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt BV đa khoa Thường Tín số tiền 30 triệu đồng, sau khi phát hiện BV này sử dụng máy xét nghiệm sinh hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ để xét nghiệm cho người bệnh.

Chiếc máy sinh hóa mượn này gánh trên 2/3 khối lượng các xét nghiệm 

Chiếc máy sinh hóa "mượn" này gánh trên 2/3 khối lượng các xét nghiệm liên quan được thực hiện tại bệnh viện.

Chiều 28/7, đoàn thanh tra của Sở Y tế Hà Nội do phó Giám đốc Nguyễn Văn Dung dẫn đầu cũng đã đến kiểm tra tᶡi Bệnh viện đa khoa Thường Tín.

Trước đó, đoàn công tác liên ngành gồm: Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường;ĠSở Y tế Hà Nội; Công an huyện Thường Tín, đã tiến hành kiểm tra Bệnh viện Đa khoa Thường Tín và phát hiện sự việc bệnh viện này sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Theo đó, đoàn kiểm tra phát hiện máy sinh hóa đặt tại Khoa Xét nghiệm của bệnh viện là máy nhãn hiệu Hitachiļ/st1:place> 717, series 6312-19 do bệnh viện mượn của một công ty bên ngoài phục vụ công tác khám chữa bệnh. Đáng nói, chiếc máy này không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bệnh viện Đa khoa Thường Tín lý giải, chiếc máy “mượn” này có vai trò quan trọng trong phục vụ công tác khám chữa bệnh, bởi máy xét nghiệm sinh hóa được Sở Y tế Hà Nội cấp đang bị hỏng, trục trặc kŨông sử dụng được, quá tải. Để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, bệnh viện buộc phải mượn máy của đối tác bên ngoài.

“Bệnh viện có 3 máy xét nghiệm sinh hóa, trong đó 1 chiếc máy bán tự động đang bị hỏng; 1 chiếc sinh hóa tự động có nhãn hiệu là Greiner GA 240  do Đức sản xuất được Sở Y tế cấp thì tốc độ trả kết quả của loại máy này rất chậm; 1 máy xǩt nghiệm sinh hóa tự động TYB -20S vừa được Sở Y tế cho mượn để thay thế cho chiếc máy xét nghiệm Hitachi 717 “mượn của đối tác bên ngoài” phải tạm dừng, tiêu hủy thì chiếc máy này cũng hay bị lỗi và liên tục phải sửa chữa”, một lãnh đạo bệnh viện cho Ţiết.

Chính vì hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa không ổn định, không đáp ứng kịp nhu cầu khám chữa bệnh nên bệnh viện đã mượn máyĠxét nghiệm sinh hóa tự động nhãn hiệu Hitachi 717 của công ty TNHH Phú Cường An (địa chỉ số 4 ngách 91/50 Nguyễn Chí Thanh-Đống Đa- Hà Nội) để phục vụ khám chữa bệnh.

“Theo hợp đồng ký với Công ty Phú Cường An, chúng tôi mượn và sử dụng chiếc máy xét nghiệm này của họ từ tháng 7/2013. Lý do mượn là do máy xét nghiệm hiện tại quá tải, trong khi chưa có máy mới nên để đảm bảo công tác khám chữa bệnh chúng tôi đã đàm phán với doanh nghiệp này để mượn máy Hitachi 717 mà họ đang có chưa sử dụng”, ông Phạm Hoàng Anh, Phó Giám đốc BV Đa khoa Thường Tín giải thích.

Thực tế, mỗi ngày khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Thường Tín thực hiện từ 150-200 xét nghiệm các loại cho bệnh nhân. Tɲong đó, chiếc máy sinh hóa ký hiệu Greiner GA 240 được Sở Y tế cấp chỉ cung cấp trung bình mỗi ngày khoảng 20-30 trường hợp. Còn lại đều là do xét nghiệm “mượn” Hitachi 717 gánh vác.

Từ tháng 7/2013 Bệnh viện đa khoa Thường Tín đã chuyển tiền mua hóa chất cho Cty này lên tới 1,2 tỷ đồng.

Sau sự việc, Sở Y tế Hˠ Nội đã yêu cầu tịch thu và tiêu hủy chiếc máy mượn này vì cho rằng máy xét nghiệm sinh hóa kém chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn tới việc cho ra các kết quả và ảnh hưởng tới chất lượng khám chữa bệnh. Hơn nữa, với lý do thiết bị không có chứng từ nguồn gốcȬ dòng thiết bị cũ đã dừng sản xuất và nhập lậu trái phép vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần này, các đoàn thanh tra của Sở sẽ tiếp tục kiểm tra thực trạng sử dụng xác máy xét nghiệm sinh hóa tại các bệnh viện huyện để báo cáo lên Bộ Y tế tìmȠhướng xử lý.

Vụ bắt giữ hàng loạt thiết bị y tế hết đát tại cảng hàng không Nội Bài.


Vụ bắt giữ hàng loạt thiết bị y tế hết đát tại cảng hàng không Nội Bài (Ảnh: Tuấn Hợp)

Trước đó,18/12/214, nguồn tin từ của báo Dân trí cho biết, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc ȭ Cục điều tra chống buôn lậu -Tổng Cục Hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài đã khám phá một đường dây chuyên nhập khẩu các thiết bị y tế đã hết hạn sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam.

Theo kết quả giám định ban đầu, toàn bộȠsố thiết bị y tế nhập khẩu này gồm máy soi dạ dày, máy Scan phim X Quang và các phụ kiện đi kèm của có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico đã bị thải loại do không còn giá trị sử dụng.


Được biết đơn vị trong tờ khai nhận Hải quân là C˴ng ty Bảo Trâm (địa chỉ, 180/2, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội) do ông Nguyễn Xuân T., Phó Giám đốc - người đại diện cho Công ty Bảo Trâm đến Chi cục Hải quan cửa khẩu SBQT Nội Bài làm thủ tục nhận hàng. Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo của công ty này đã bỏ trốn<ȯp>

Mặc dù lô hàng trên được Công ty Bảo Trâm dán mác "hàng NK mới 100%". Nghi ngờ lô hàng có vấn đề, cơ quan chức năng tiến hành mở niêm phong và phát hiện, các loại thiết bị y tế của công ty này nhập về Việt Nam gồm máy soi dạ dày, máy scan Xquang có xɵất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico đã bị thải loại do không còn giá trị sử dụng.

Cơ quan chức năng khẳng định việc nhập các thiết bị y tế đã hết “đát” vào Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng Nghị định 12 của Chính phủ về nhập khẩu các thiết bị nằm tɲong danh mục cấm và Thông tư 24/2011- TT/BYT của Bộ y tế quy định về các điều kiện nhập khẩu thiết bị y tế, có thể làm ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh của người bệnh.


Sau khi có thông tin về việc các bệnh viện tuyến huyện của Hà Nội mua sắm, sử ɤụng các máy xét nghiệm sinh hoát không rõ nguồn gốc, không đúng với chức năng, tác dụng của thiết bị, khi hỏng thiếu phụ kiện thay thế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội làm rõ những nội dung được phản ánh trênȬ báo cáo về Bộ trước ngày 30/7/2014.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Hà Nội cần thành lập các đoàn kiểm tra tình hình mua sắm, sử dụng các trang thiết bị y tế phục vụ công tác khˡm chữa bệnh trong các sơ sở Y tế Hà Nội, báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 28/8/2014.


Tú Anh - Tuấn Hợp