1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Thúi tai vì tiệm không khử trùng dụng cụ ngoáy tai

Nhiều người có sở thích cắt lông mũi, lấy rái tai thường xuyên. Không được thỏa mãn họ cảm thấy rất bức bối, khó chịu và tìm mọi cách chọc ngoáy.

 

Tuy nhiên, ít tai biết rằng đây là thói quen rất tai hại cho sức khỏe, nhất là các dụng cụ

 

Tuy nhiên, ít tai biết rằng đây là thói quen rất tai hại cho sức khỏe, nhất là các dụng cụ  không an toàn và người người thực hiện thiếu kiến thức y khoa.

 

Từ tiệm hớt tóc

 

Mới 9h sáng nhưng cửa tiệm cắt tóc của anh Nguyễn Phương ở đường Nguyễn Văn Quá, quận 12 đã chật kín khách. Tiếng lách cách, rè rè, rọt rẹt phát ra từ  mấy chiếc kéo, tông đơ, ngoáy tai của ba người thợ hòa trong tiếng còi xe giục giã trên đường vọng vào khiến ai cũng sốt ruột. Kinh nghiệm cho thấy, càng cận Tết, số người cần “ gọt bỏ cái cũ” trên đầu càng tăng. Năm ngoái anh phải đi xa đến mấy cây số mới có chỗ cắt vì người quá đông. Vì vậy, anh Huy bấm bụng ráng chờ.

 

Kiên định như lối chơi chuyền nhỏ các cầu thủ U 19 Việt Nam, các thợ cắt tóc trong tiệm anh Phương tuân thủ qui trình hớt tóc từ cắt đến cạo mặt, ngoáy tai. Và đa phần khách hàng đều không muốn bỏ qua công đoạn nào, bất chấp vẻ sốt ruột của mọi người.

 

Mỗi lần ngồi quan sát dụng cụ các tay thợ sử dụng anh Huy rất ái ngại về độ an toàn vệ sinh. Những chiếc tông đơ cũ mèm, những chiếc kéo bẩn, những chiếc lược không thể cũ hơn. Dụng cụ ngoáy tai thì  dùng chung với nhau hết người này đến người khác. Có lần anh mang dụng cụ từ nhà đến thì đón nhận ánh nhìn sửng sốt của mọi người giống như anh từ trên trời rơi xuống.

 

“Bao lâu thì mấy anh vệ sinh dụng cụ một lần? anh Huy bạo gan hỏi”. Chừng nào khách có yêu cầu thì mình khử trùng dụng cụ lấy rái tay như: “xà beng”, móc, kẹp bằng cồn 90 độ. Bông ngoáy  thì cuối ngày làm sẽ rửa bằng xà bông cục, phơi khô dùng tiếp cho đến khi nào hết lông thì mua cái khác, giá khoảng 2000 đồng/cái. Dao cạo thì mình thay lưỡi dùng cho từng người một rồi bỏ. Một hộp 10 cái lưỡi lam bẻ làm hai dùng cho 20 người chỉ có 7.000 đồng, rẻ quá mà dùng lại làm chi”, anh Phương nói.

 

Câu chuyện của anh Huy và anh Phương không ít lần bị ngắt quãng bởi tiếng kêu rên phát ra từ những khách hàng đang tận hưởng thú vui “làm sạch” lỗ tai. Hòa trong tiếng xuýt xoa xin lỗi của thợ lỡ tay chọt vào tai khách. Vẻ mặt đau đớn, khó chịu nhanh chóng nhường chỗ cho những nụ cười thỏa mãn. “Hớt tóc mà không cạo mặt, lấy rái tai giống như  mặc áo mà không … mặc quần vậy”. Một vị khách bình phẩm. Trên tinh thần ấy, nhiều người đến tiệm cắt tóc chỉ để lấy rái tai khi cơn ghiền nổi lên mà không biết có thể vô tình rước đủ thức bệnh vào người.

 

Đến bệnh viện

 

Theo BS Nguyễn Thị Nga – Khoa Tai mũi họng BV Giao thông cận tải 8 TPHCM thì cạo lông mũi và lấy rái tai không đúng cách rất có hại. Lông mũi, lông tai có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn, các tác nhân khác bên ngoài tấn công vào cơ thể theo đường hô hấp. Đồng thời còn có vai trò giữ ấm, làm mát tự nhiên cho khoảng mũi và khoang tai tùy theo mùa. Cắt, cạo đồng nghĩa phá bỏ hàng rào tự nhiên này khác nào mời gọi các loại bệnh vào người.

 

Thời gian qua bệnh viện đón rất nhiều bệnh nhân bị các bệnh về tai mà phần lớn là do tự lấy rái tai hoặc thực hiện ở các tiệm cắt tóc. Không ít người bị điếc vĩnh viễn vì thủng màng nhỉ hoặc bị nấm tàn phá mà không hay biết cũng vì thú vui chọc ngoáy. Đến khi tai chảy mủ, ù điếc, đau đớn không chịu nổi mới tìm đến thì mọi chuyện đã muộn màng. 

 

Phần lớn các dụng cụ tự sử dụng hoặc ở các tiệm cắt tóc để ngoáy, lấy rái tai đều không được xử lý sát trùng đúng cách. Tần suất sử dụng nhiều và lặp lại ở nhiều người là con đường lý tưởng cho các loại bệnh truyền nhiễm lây lan. Người thực hiện ít chú trọng đến việc rửa tay diệt khuẩn tạo điều kiện cho mầm bệnh lưu trú và lây truyền. Đây là nguyên nhân khiến bệnh về tai ngày càng gia tăng.

 

Cấu tạo của ống tai người rất phức tạp với 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Rái tai nằm ở tai ngoài chiếm khoảng 1/3 ống. Theo nghiên cứu rái tai sẽ tự đào thải theo cớ chế từ trong đầy ra ngoài mà không cần thêm bất cứ tác động nào. Đặc biệt, rái tai còn có tác dụng ngăn chặn côn trùng chui vào tai. Vì vậy tuyệt đối không nên dùng tăm bông, ngoáy  tai đề lấy. Vì làm vậy không chỉ làm rái tiết ra nhiều hơn, mà còn vô tình đẩy rái vào sầu bên trong có thể làm thủng màng nhỉ, gây điếc. Chưa kể các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh là nguồn lây các bệnh về nấm, viêm nhiễm siêu vi.

 

Đa phần các thợ cắt tóc đều không được truyền thụ các kiến thức về giải phẩu tai nên làm sai là lẽ tất nhiên. Ví dụ, ống tai người có hình cong, nên đòi hỏi phải có dụng cụ chuyên dụng và kỹ năng sâu về vệ sinh tai. Lấy rái bằng cách bẻ ống tai mà các thợ cắt tóc hay làm rất dễ gây tổn thương ống tai. Đặc biệt là với trẻ em chúng hay ngọ ngậy thì hậu quả càng tăng. Hay có người vô tình va vào người đang lấy rái tai thì khả năng chấn thương tai hoặc nguy hiểm hơn hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Chỉ lấy rái tay khi cấu tạo cuốn tai hẹp, hoặc rái đá làm bít lỗ tai hạn chế khả năng nghe. Khi gặp những trường hợp tương tự thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên môn về tai mũi họng để được các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ.

 

Cách làm sạch tai hàng ngày tốt nhất là dùng khăn sạch tẩm ướt rồi cho vào ngón tau út ngoáy sạch các rái tai và vành tai. Lâu lâu dùng dấm hoặc cồn lau khô một lần để diệt khuẩn vùng tai ngoài cũng bằng khăn sạch lồng vào ngón tay út. Đối với lông mũi chỉ cắt khi ra quá dài thò ra ngoài trông xấu xí. Tuy nhiên, chỉ cắt phần thừa chứ không nên cắt sâu ảnh hưởng  chức năng  ngăn chặn bệnh tật bên ngoài xâm nhập cơ thể  của lớp hàng rào tự nhiên này, bác sĩ Nga cho biết.

 

Theo Dư Khanh

Một thế giới