Thời gian niềng răng: 5 vấn đề quan trọng được chuyên gia giải đáp
(Dân trí) - Thời gian niềng răng mất bao lâu, có sự khác biệt nào về thời gian mang niềng ở trẻ em và người lớn… Tất tần tật những câu hỏi về thời gian niềng răng được giải đáp trong bài viết này. Nếu bạn đang có ý định niềng răng và thắc mắc về vấn đề thời gian niềng răng thì chắc chắn bài viết này thích hợp để bạn tham khảo đấy.
1. Thời gian niềng răng là bao lâu?
Tùy từng trường hợp răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc mức độ nhẹ, trung bình khó hay phức tạp mà thời gian niềng răng sẽ khác nhau. Theo các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì trung bình thời gian niềng răng sẽ dao động từ 1 - 3 năm.
-Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới. Thời gian niềng răng hô trung bình từ 2 - 3 năm tùy vào răng hô mức độ trung bình, khó hay phức tạp. Những trường hợp răng hô nhẹ hơn có thể mất từ 6 tháng - 1 năm đề nắn chỉnh răng hài hòa hơn.
- Răng móm là một trong những dạng khớp cắn ngược. Với trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn có dạng ngược lại. Tương tự răng hô thì thời gian niềng răng móm kéo dài từ 2 - 3 năm tương ứng mức độ khớp cắn ngược là trung bình, khó hay phức tạp.
- Răng thưa là tình trạng răng mọc cách xa nhau trên cung hàm, các răng không khít gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng ăn nhai, đặc biệt là giảm tính thẩm mỹ. Răng thưa có thể do thiếu răng bẩm sinh, răng mọc ngầm, mọc sai vị trí, kích thước xương hàm rộng, mất răng… Trường hợp răng thưa nhẹ có thể chỉ cần khoảng 6 tháng đeo niềng thì có thể kéo khít. Những trường hợp khó hoặc phức tạp hơn, cần nhiều thời gian hơn khoảng 1 - 1.5 năm để đảm bảo khớp cắn.
- Răng lệch lạc là tình trạng răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Biểu hiện của răng mọc lệch lạc là một hoặc nhiều răng nghiêng, xoay, mọc lệch ra ngoài, lệch vào trong hay ngầm trong xương. Thời gian niềng răng lệch lạc có thể dao động từ 1 - 2.5 năm.
2. Các yếu tố quyết định thời gian niềng răng
Thời gian niềng răng nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp niềng răng, tay nghề bác sĩ, sự chủ động của người niềng.
- Phương pháp niềng: Niềng răng mắc cài kim loại được làm bằng chất liệu thép không gỉ có độ bền và cứng chắc cao. Theo các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì phương pháp này có thể giúp tiết kiệm thời gian chỉnh nha hơn niềng răng mắc cài sứ hoặc không mắc cài.
- Tay nghề của Bác sĩ: Bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ đánh giá chính xác tình trạng răng, lên phác đồ điều trị phù hợp, dự đoán thời gian niềng răng tương ứng, giúp răng dịch chuyển an toàn về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo khớp cắn và chức năng ăn nhai.
- Yếu tố quan trọng khác chi phối đến thời gian niềng răng chính là sự chủ động của người niềng trong việc tuân thủ đúng lịch trình niềng răng: Tái khám đúng hẹn, thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ về chăm sóc vệ sinh răng miệng, ăn uống khi đeo niềng...
3. Răng di chuyển như thế nào trong thời gian niềng răng?
Răng dưới tác động lực từ các khí cụ chỉnh nha, dây cung, khay niềng trong suốt... sẽ di chuyển từ từ về đúng vị trí trên cung hàm. Các giai đoạn cần trải qua trong thời gian niềng răng là:
- Giai đoạn đặt thun tách kẽ răng, khí cụ, nhổ răng trong khoảng 2 - 4 tuần.
- Giai đoạn di răng: Răng sẽ di chuyển từng chút một về đúng vị trí trên cung hàm theo cơ chế răng di chuyển đến đâu, phần xương hàm sẽ bồi đắp đến đó đảm bảo răng vẫn nằm trong xương ổ răng. Ở giai đoạn này tùy vào mức độ răng cần di chuyển mà thời gian có thể từ 6 - 9 tháng thậm chí nhiều hơn khoảng 1 năm…
- Trường hợp phải nhổ răng để có khoảng trống nắn chỉnh răng, bạn cần thêm thời gian đóng khoảng trống nhổ răng khoảng 6 tháng.
- Sau quá trình di chuyển răng là giai đoạn nắn chỉnh khớp cắn, cân đối tương quan 2 hàm trên - dưới, ổn định răng. Giai đoạn này cũng cần thêm thời gian từ 3 - 6 tháng.
Chính vì thế muốn có một hàm răng đều, đẹp, đúng khớp cắn cũng phải mất từ 1 - 3 năm (tùy tình trạng răng), không thể ngày một ngày hai là được. Bạn nên cân nhắc về điều này để không phải sa bẫy các “nha tặc” niềng răng cấp tốc. Thời gian niềng răng quá ngắn chất lượng liệu có đảm bảo?
4. Những giai đoạn cần lưu ý trong thời gian niềng răng
Một lời khuyên quan trọng đến từ các bác sĩ chuyên môn là niềng răng phải trải qua nhiều giai đoạn (như đã kể ở trên), mỗi giai đoạn sẽ có một số lưu ý riêng:
- Tách kẽ răng: Có thể hơi ê đau, ăn nhai hơi cộm, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn, khoảng 1 tuần sau bác sĩ tháo ra thì tình trạng này sẽ không còn nữa.
- Mới gắn mắc cài: Có thể chưa quen, ê các răng, mắc cài gây đau má, đâm vào má, dây cung đâm vào má gây sưng, đau loét. Bạn nên dùng sáp nha khoa để bảo vệ các mô mềm của khoang miệng.
- Nhổ răng (tạo khoảng trống di răng) có thể sẽ đau, ê tùy thuộc vào mức độ khó của răng được nhổ và tùy vào đáp ứng miễn dịch và ngưỡng đau của từng bạn. Nếu quá đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
-Thay thun, di chuyển răng hàng tháng: Các răng sau khi thay thun có thể ê trong vòng 3 - 5 ngày. Lúc này răng đang di chuyển từ từ về đúng vị trí trên cung hàm có thể hơi ê, hơi lung lay nhẹ.
5.Thời gian niềng răng trẻ em và người lớn
Niềng răng trẻ em không những tác động đến răng mà còn tác động được đến cả xương hàm. Răng và xương hàm của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa cứng chắc nên sẽ dễ đáp ứng những thay đổi và thời gian niềng răng cũng sẽ được tiết kiệm nhiều, nhanh có kết quả tốt đẹp. Thời điểm lý tưởng để niềng răng là giai đoạn khung xương hàm đang phát triển, từ khoảng 6 - 12 tuổi.
Bên cạnh đó, đa số ca niềng răng cho người lớn thường phải nhổ răng, trong khi niềng răng cho trẻ em có thể không phải nhổ răng nên sẽ hạn chế đau nhức và tiết kiệm được thời gian đóng khoảng trống nhổ răng.
Up Dental - Nha khoa chuyên niềng răng (Giấy phép hoạt động số 05047/SYT - GPHĐ
Địa chỉ: Số 2 đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 0981.805.250 – 0902.657.078
Website: https://updental.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental/
Cộng đồng niềng răng:
https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang/