Telemedicine – xu hướng định hình tương lai của dịch vụ y tế thế giới

(Dân trí) - Telemedicine là dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa bằng công nghệ thông tin tiên tiến, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, vốn khá phổ biến ở các nước phát triển.

Báo cáo của Mordor Intelligence dự đoán rằng dịch vụ từ xa toàn cầu sẽ trị giá hơn 66 tỷ đô la vào cuối năm 2021. Đây cũng là xu hướng sẽ định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam hiện nay đã có phòng mổ tích hợp telemedicine hiện đại thứ 3 châu Á tại bệnh viện Quốc Tế Mỹ AIH quận 2, TP.HCM. Nhờ đó, người bệnh nhận được chất lượng điều trị hàng đầu ở quốc gia sở tại, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bệnh nặng, thể trạng không phù hợp di chuyển nhiều như ung thư.

“Vũ khí” xuyên không gian của giới y khoa

Telemedicine trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “y học từ xa”. Chỉ cần một cú nhấp chuột, bác sĩ sẽ có đầy đủ hồ sơ bệnh án (xét nghiệm máu, tế bào; kết quả điện tim, điện não; hình ảnh X-quang, siêu âm, cắt lớp...) để tư vấn qua màn hình nhỏ cho bệnh nhân. Thậm chí ngồi trong phòng làm việc ở một thành phố này cũng có thể hỗ trợ chuyên môn và phẫu thuật tại các bệnh viện ở thành phố khác hoặc tham khảo ý kiến các chuyên gia từ nước Mỹ cách nửa vòng trái đất.

Khái niệm Telemedicine được ứng dụng rộng rãi trên thế giới lần đầu tiên vào năm 1970. Tuy nhiên, theo NCBI, “vũ khí điện đàm” này xuất hiện từ những năm 1950, khi các bác sĩ 2 quận West Chester và Philadelphia (Mỹ) vượt 40 cây số gửi cho nhau những hình ảnh X-quang bằng sóng điện thoại một chiều. Đến năm 1964, “Telemedicine” tương tác hai chiều đã được Đại học Y Nebraska và Bệnh viện Norfolk cách nhau 180km áp dụng để hội chẩn những ca siêu phẫu phức tạp.

*Với những ưu điểm vượt trội đó, telemedicine được tạp chí Healthcare Global tháng 12/2018 xếp vào top 10 ứng dụng công nghệ được dự báo sẽ làm thay đổi hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại các nước có hệ thống y tế phát triển trên thế giới.

Telemedicine – xu hướng định hình tương lai của dịch vụ y tế thế giới - 1
Việt Nam bắt đầu tiếp cận với Telemedicine từ năm 1998

Việt Nam tuy đã tiếp cận và ứng dụng công nghệ Telemedicine từ sớm nhưng thời đó vẫn còn sơ khai. Telemedicine chuẩn hình ảnh Full HD chỉ được nâng cấp tại 7 bệnh viện lớn từ năm 2013. Đến nay, do chi phí cao, nên không nhiều bệnh viện đầu tư hệ thống phòng mổ chuẩn quốc tế phục vụ hội chẩn từ xa.

Hệ thống Telemedicine hiện đại hàng đầu châu Á

Telemedicine vốn là một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng mổ chuẩn quốc tế, điển hình là phòng mổ OR1 của Tập đoàn y tế Karl Storz (Đức). Bà Anna Fritz - Trưởng đại diện Karl Storz khu vực Đông Nam Á cho biết, cho tới nay đã có hơn 6.000 phòng mổ tích hợp OR1 lắp đặt Telemedicine trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (Quận 2, TP.HCM) là một trong những bệnh viện đầu tiên lắp đặt phòng mổ OR1 cùng hệ thống Telemedicine thế hệ mới nhất. Với công nghệ truyền dữ liệu nối mạng toàn cầu này, các bác sĩ có thể tường thuật trực tiếp các trường hợp mổ hở và mổ nội soi từ TP.HCM đến bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Trưởng khoa Ngoại bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH quận 2, TP.HCM phân tích thêm rằng trong trường hợp xảy ra tai biến, bằng hệ thống telemedicine, hội đồng chuyên gia ngay lập tức có thể hội chẩn nhanh chóng, can thiệp và hướng dẫn kíp mổ xử lý biến cố kịp thời. Bên cạnh đó, một trong những lợi ích nữa mà telemedicine đem lại là giúp cho bệnh nhân giảm chi phí khám chữa bệnh mà vẫn có được dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, tiết kiệm thời gian, công sức đi lại.

Telemedicine – xu hướng định hình tương lai của dịch vụ y tế thế giới - 2
Phòng mổ OR1 Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH với hệ thống Telemedicine hiện đại nhất tại châu Á

Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các hệ thống y tế hàng đầu nước Mỹ về tiêu hóa - gan mật, ngoại tổng quát. Với những trường hợp bệnh đặc biệt phức tạp, thay vì đưa bệnh nhân qua Mỹ, bác sĩ phẫu thuật có thể hội chẩn chuyên môn từ xa  các giáo sư y khoa đầu ngành của Mỹ, thảo luận kỹ lưỡng trước phẫu thuật, tiên lượng kịp thời các tình huống xấu trước và trong lúc mổ. 

Telemedicine – xu hướng định hình tương lai của dịch vụ y tế thế giới - 3
Các bác sĩ có thể hội chẩn trực tiếp với các bác sĩ ở Hoa Kỳ trong những trường hợp phức tạp

Mỗi cuộc hội chẩn như vậy cần đến nhiều chuyên khoa góp mặt. Với những ca “đại phẫu” khó như ung thư thực quản (khối u ác tính nằm trong vùng ngực, cận kề tim, phổi và các mạch máu lớn), cần phải góp mặt nhiều “chuyên gia” trong lĩnh vực tim mạch, ung thư, tiêu hóa, gây mê hồi sức, vật lý trị liệu, dinh dưỡng…

Cùng với Telemedicine, các thiết bị hiện đại bậc nhất trên Thế giới như dao siêu âm tích điện cầm tay, dao Ligasure, dụng cụ cắt nối... sẽ giúp bác sĩ có thể bóc tách triệt để các khối u và thao tác thật nhanh, chính xác. Các yếu tố này giúp những người cầm dao mổ đảm bảo cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, loại trừ tối đa các biến chứng phẫu thuật như nhiễm trùng, chảy máu, rò miệng nối...

Telemedicine – xu hướng định hình tương lai của dịch vụ y tế thế giới - 4
Các bác sĩ lưu trữ hình ảnh bên trong trực tràng của bệnh nhân ngay tại chỗ với hệ thống máy móc hiện đại

Đặc biệt, Telemedicine cho phép lưu trữ dữ liệu hình ảnh, lưu video tại chỗ, dẫn truyền tín hiệu hình ảnh âm thanh hai chiều trực tiếp từ phòng mổ ra các phòng hội thảo khắp nơi trên thế giới... nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, chuyển giao các kỹ thuật mổ tân tiến và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học.

Phòng mổ vô trùng OR1 theo tiêu chuẩn Mỹ

Nếu Telemedicine hỗ trợ điều trị bệnh nhân đặc biệt trong những trường hợp bệnh nặng, phức tạp, thì phòng mổ vô trùng OR1 giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Theo Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn, khi bệnh nhân nhiễm khuẩn, thường phải kéo dài thời gian nằm viện thêm 9-24 ngày và làm tăng chi phí điều trị trung bình từ 2-32 triệu đồng.

Phòng mổ OR1 của bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (Q2, TP.HCM) có áp lực dương, hệ thống khí tươi được thiết kế và lắp đặt đúng tiêu chuẩn của các phòng mổ hiện đại nhất từ hãng KARL STORZ, vì vậy phòng mổ vừa đảm bảo được nhu cầu thông khí vừa đảm bảo môi trường vô khuẩn.

Telemedicine – xu hướng định hình tương lai của dịch vụ y tế thế giới - 5
Phòng mổ áp lực dương OR1 tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ vừa đảm bảo nhu cầu thông khí, vừa đảm bảo môi trường vô khuẩn

Ngoài ra, phòng mổ được thiết kế liền kề với khoa hồi sức, cấp cứu, cận lâm sàng, ngân hàng máu... để thuận lợi ứng trợ trong ca phẫu thuật. Ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ phòng 20-24 độ C, độ ẩm 50%. Tất cả dụng cụ, trang thiết bị cần được hấp tiệt trùng thường xuyên mà không dùng tia cực tím.

Đối với các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là bệnh nhân ung thư, suy yếu miễn dịch, sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo, vì vậy cần đảm bảo tuyệt đối vô trùng. Tuy nhiên, hiện cả nước chỉ có khoảng 7-8 hệ thống phòng mổ đáp ứng được nguyên tắc này.

Telemedicine – xu hướng định hình tương lai của dịch vụ y tế thế giới - 6

Hệ thống phòng mổ hiện đại tại bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH được thiết kế theo mô hình đường đi một chiều, đảm bảo công tác vô trùng, giảm tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật

Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH là một trong những bệnh viện đa khoa quốc tế đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn Mỹ tại tất cả các chuyên khoa. Các ca phẫu thuật luôn được thực hiện trong hệ thống phòng mổ OR1 của hãng Karl Storz (Đức) và sử dụng các trang thiết bị hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH tọa lạc tại số 199 Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, Quận 2, TP.HCM. Tổng đài (028) 3910 9999 hoặc website: www.aih.com.vn.