Tại sao thất bại lại là mẹ của thành công?

(Dân trí) - Người ta thường nói chúng ta ngày càng chống lại các nguy cơ, thận trọng hơn, cẩn thận hơn để không thất bại. Điều này đặc biệt rõ cả trong công việc và trong giáo dục, nhấn mạnh vào việc đạt được kết quả tốt hơn là học hỏi và trở nên khôn ngoan hơn. Trên thực tế, thái độ này phổ biến đến mức nhiều người trong chúng ta sợ thất bại hơn bao giờ hết.

Đây là lúc mà hầu hết mọi người sẽ từ bỏ những quyết tâm năm mới của mình - đặc biệt là những quyết tâm mà bạn tự hứa với mình về việc tích cực đi đến phòng tập thể dục hơn
Đây là lúc mà hầu hết mọi người sẽ từ bỏ những quyết tâm năm mới của mình - đặc biệt là những quyết tâm mà bạn tự hứa với mình về việc tích cực đi đến phòng tập thể dục hơn

Liệu đây có phải là một thái độ lành mạnh? Nghiên cứu cả trong kinh doanh và trong giáo dục đều đưa ra câu trả lời là “không”.

Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Bilkent ở Thổ Nhĩ Kỳ và Đại học Ghent ở Bỉ, Aikaterini Michou và các cộng sự đã hỏi hơn 1.000 học sinh trung học và sinh viên đại về động cơ học tập và và các chiến lược học tập mà họ sử dụng.

Những em sợ thất bại sẽ thận trọng hơn, dễ đặt ra những mục tiêu cho phép họ cảm thấy hài lòng về bản thân, hơn là theo đuổi những mối quan tâm mới hoặc tăng cường sự phát triển cá nhân. Họ cũng ít sử dụng những chiến lược học tập hiệu quả nhất.

Những sinh viên sợ thất bại ít theo đuổi những mối quan tâm mới.
Những sinh viên sợ thất bại ít theo đuổi những mối quan tâm mới.

Joachim Brunstein và Peter Gollwitzer tại các trường đại học Erlangen và Konstanz ở Đức đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó họ nói với một nhóm người lớn trẻ rằng họ đã thất bại trong nhiệm vụ đầu tiên của hai nhiệm vụ (bất kể điểm kiểm tra thực tế). Những người được cho biết nhiệm vụ là một thử nghiệm về năng lực và hứa hẹn trong lĩnh vực được chọn của họ - y học hoặc khoa học máy tính – dễ làm tốt hơn nhiệm vụ thứ hai hơn là những người được cho biết nhiệm vụ ban đầu không liên quan đến sự nghiệp tương lai. Có vẻ như khi một người thất bại trong một lĩnh vực quan trọng đối với họ, thất bại đó có thể trở thành động lực thúc đẩy chứ không phải là một rào cản.

Sim Sitkin, Đại học Duke xem xét một số doanh nghiệp, một số thành công nhiều lần và số kia từng bị thất bại. Ông kết luận rằng trong kinh doanh, thành công liên tục thường đi kèm với sự tự mãn, giảm chú ý và ít quan tâm sáng tạo ra các chiến lược mới. Ngược lại, thất bại lại liên quan đến tăng chú ý, tìm kiếm các chiến lược tốt hơn và sáng tạo hơn, và kết quả là một bảng màu giải pháp rộng hơn để giải quyết các vấn đề có liên quan.


Trong thế giới kinh doanh, rủi ro cũng rất đáng giá

Trong thế giới kinh doanh, rủi ro cũng rất đáng giá

Có vẻ như thất bại nên được hoan nghênh thay vì trốn tránh. Do đó, nếu bạn sợ thất bại, thì có thể làm gì để thay đổi quan điểm của mình?

• Đừng tự trách mình. Đó là cách tiếp cận vô ích, không phải bạn là người thất bại. Hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân.

• Để ý đến lời nói của mình. Lời nói có thể gợi lên phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, vì vậy hãy lựa chọn cẩn thận. Ví dụ, thay vì tự nhu rằng mình đã thất bại, hãy nói rằng bạn chưa thành công hoặc bạn có thể làm tốt hơn trong lần tới.

• Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát. Nếu đang trải qua kì thi hoặc tham dự một cuộc phỏng vấn, bạn không thể kiểm soát được thành tích của các đối thủ, và cũng không thể dự đoán chính xác những câu hỏi mà bạn sẽ nhận được. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát việc chuẩn bị và việc thường xuyên tập dượt trước đó. Hãy tập trung vào điều này.

• Học hỏi từ thất bại. Khi mọi việc trở nên sai lầm, hãy chào đón nó như một cơ hội để tìm ra cách khác để thực hiện công việc - và thành thạo hơn - trong lần tới

Cẩm Tú

Theo Telegraph