1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tại sao chân bị phù nề?

(Dân trí) - Bạn đã bao giờ gặp tình trạng mu bàn chân, cẳng chân sưng to, các hố quanh các mấu xương cũng như bị “đầy” lên chưa?

Tại sao chân bị phù nề?  - 1


 

Nguyên nhân

 

Phù nề chân là do sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân, khiến chúng bị sưng lên. Hiện tượng này có thể được gây ra khi cơ thể đang sở hữu những bệnh nghiêm trọng về thận, tim, gan hoặc có vấn đề với các mạch máu. Bên cạnh đó, phù nề chân cũng do một số nguyên nhân khác dưới đây như:

 

- Chế độ ăn uống quá nhiều muối và carbohydrate

 

- Do dùng liệu pháp hormon thay thế thuốc tránh thai

 

- Hoóc môn thay đổi khi mang bầu

 

- Cơ bị chấn thương

 

- Dây tĩnh mạch bị trương

 

- Có lịch sử bệnh viêm tĩnh mạch

 

- Do phản ứng với dị ứng

 

- Tiền sản giật

 

- Thần kinh bị rối loạn

 

- Do chấn thương

 

- Lạm dụng thuốc nhuận tràng

 

- Lạm dụng thuốc lợi tiểu

 

- Lạm dụng ma túy

 

Cách xử lý

 

Việc điều trị chân bị phù nề phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra. Ngoài việc gối cao chân khi ngủ, một trong những điều trị đầu tiên mà bác sỹ thường khuyên bạn là nâng cao hai chân ở trên mức độ ngang ngực. Ngoài ra, uống thuốc chống viêm nhiễm cũng có thể giúp giảm phù nề.

 

Nếu như chân bị phù nề trong thời gian dài, kèm theo cảm giác khó thở và tăng cân, bạn nên đi khám bác sỹ nhé.

 

Vài mẹo giảm phù nề cho chân

 

- Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hằng ngày vì muối góp phần tích trữ chất lỏng.

 

- Uống nhiều nước.

 

- Kê cao chân. Tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ngày để giúp chân lưu thông máu. Tăng cường hoạt động cơ bắp với đi bộ, bơi lội. Mỗi 1-2 giờ, hãy đứng dậy và đi bộ.

 

- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng

 

- Tránh đứng tại chỗ, tránh ngồi lâu trong khoảng thời gian dài.

 

- Cẩn thận với một số loại thuốc. Ví như một số loại thuốc, bao gồm chống viêm nhiễm có thể ngăn chặn sự hoạt động của can xi khiến chân bị phù nề.

 

Lê Nhi

Theo mamashealth