Tắc động mạch lại tưởng bệnh xương khớp

Xuất hiện cảm giác tê nhức, mỏi nhiều chân phải, thay vì đến viện khám, ông K.G (68 tuổi, Nha Trang, Khánh Hòa) đã đòi gia đình mua thuốc xuonwg khớp về uống. 5 tháng sau, bệnh không đỡ mà còn sưng đỏ, mu bàn chân lở loét, có dấu hiệu hoại tử.

Giữa tháng 10/2014, bệnh nhân K.G được đưa vào Bệnh viện FV trong tình trạng không đi lại được vì chân đau, vết thương sưng đỏ, mu bàn chân lở loét có dấu hiệu hoại tử.

 

Vợ của bệnh nhân K.G (68 tuổi, Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết: “Khoảng 5 tháng trước, ông ấy than với tôi rằng chân phải bị tê nhức, mỏi nhiều khi đi lại và đòi mua thuốc xương khớp của người già về uống nhưng mãi không khỏi….”

 

Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả cho thấy ông G. bị tắc động mạch đùi phải cùng với vết loét ở chân khá nặng. Thậm chí, bệnh nhân G. có dấu hiệu nhiễm trùng máu do vi khuẩn ở vết loét xâm nhập.

 

Ngay sau khi điều trị ổn định vết thương cho ông G., các bác sĩ khoa Phẫu thuật mạch máu - Bệnh viện FV bao gồm bác sĩ Nguyễn Văn Quảng, bác sĩ Trần Minh Hoàng… và các bác sĩ cộng tác uy tín từ Bệnh viện Chợ Rẫy, đã hội chẩn với Giáo sư - bác sĩ Jean-Baptiste Ricco, Chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật mạch máu châu Âu, quyết định sẽ tiến hành phẫu thuật thông mạch, ghép nối động mạch đùi nhằm tránh nguy cơ đoạn chi cho bệnh nhân.


Tắc động mạch lại tưởng bệnh xương khớp

Ca phẫu thuật kéo dài ba tiếng đồng hồ. Bác sĩ Ricco đã tiến hành lấy bỏ mảng xơ vữa, sau đó đặt stent qua vết rạch động mạch đùi, tạo cầu nối cho vị trí tắc nghẽn. Để thay thế đoạn động mạch đùi bị hoại tử, bác sĩ Ricco tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn động mạch đùi này và ghép nối bằng một đoạn tĩnh mạch của bệnh nhân.

 

Qua cầu nối này, máu tiếp tục lưu thông đến các chi, giúp phần chi dưới tái phục hồi chức năng. Kỹ thuật ghép nối động mạch đùi phức tạp này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm để thực hiện chuyên nghiệp và chính xác trong từng thao tác.

 

Sau một tuần (29/10), bệnh nhân xuất viện với hai chân đi lại tốt, hết dấu hiệu thiếu máu, vết loét lành nhanh.

 

Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân chỉ đến khám khi đã ở giai đoạn muộn, sau thời gian đau chân kéo dài và thường nghĩ do bệnh xương khớp của tuổi già.

 

“Chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân bị tắc hẹp động mạch chi dưới đã phải chịu cảnh tàn phế suốt đời do đến khám quá muộn. Lúc này, tình trạng mạch máu bị xơ vữa quá nặng, không thể áp dụng được phương pháp như đặt stent hay ghép nối động mạch đùi như trên mà phải cắt bỏ toàn bộ chân hoặc khu vực bị hoại tử”, Giáo sư Ricco nhấn mạnh.

 

Do đó, khi có các triệu chứng đau, mỏi và co cứng bắp chân, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ chuyên khoa và cần siêu âm Doppler để tầm soát các bệnh lý mạch máu. Bằng siêu âm Doppler, các bác sĩ sẽ xác định kích thước, vị trí các mảng xơ vữa và đánh giá mức độ hẹp động mạch, độ tắc nghẽn mạch máu ở bụng, cánh tay, chân, cổ… một cách chuẩn xác nhất.

 

Siêu âm Doppler cũng là phương pháp thăm dò an toàn, không gây đau, không cần tiêm thuốc cho bệnh nhân và có khả năng phát hiện các dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu nhỏ nhất.

 

Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật kịp thời, vừa tránh được các biến chứng nguy hiểm vừa tiết kiệm chi phí chữa bệnh.

 

Đừng để bệnh đang tiến triển nặng gây loét và hoại tử các ngón chân, lúc này thuốc giảm đau sẽ không có tác dụng và việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém.


 

Gọi số (08) 62 91 11 67 để biết thêm về chương trình Chương trình tầm soát bệnh lý mạch máu.

 

Nếu từng có tiền sử bệnh mạch máu, bạn hãy đặt hẹn ngay qua số (08) 54 11 33 33 (máy nhánh: 1250) để được Giáo sư – bác sĩ Jean-Baptiste Ricco - chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật mạch máu và can thiệp nội mạch đến từ Pháp - trực tiếp thăm khám và điều trị. Giáo sư -Bác sĩ Ricco làm việc tại khoa Phẫu thuật Mạch máu - Bệnh viện FV từ ngày 2-3 đến ngày 19/3/2015.

 

Minh Thùy