Sức đề kháng và đề kháng da: Bộ đôi “áo giáp” bảo vệ cơ thể toàn diện
(Dân trí) - Sức đề kháng vốn đã rất quen thuộc. Tuy nhiên, việc mỗi bộ phận trên cơ thể đều có khả năng đề kháng riêng lại là điều ít ai biết đến. Trong đó, đề kháng của da – một chức năng của hệ miễn dịch, là chủ đề mới nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm gần đây.
Sức đề kháng và đề kháng da tự nhiên
Sức đề kháng hay rộng hơn là hệ miễn dịch của cơ thể là cơ chế bảo vệ luôn sẵn có trên cơ thể người, giúp chúng ta luôn khỏe mạnh. Hệ miễn dịch bao gồm hai thành phần chính là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch mắc phải. Miễn dịch mắc phải có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều loại tế bào. Miễn dịch mắc phải có tác dụng bảo vệ cơ thể lâu dài với các tế bào được “huấn luyện” để có khả năng ghi nhớ và chống lại tác nhân gây bệnh. Mặt khác, miễn dịch bẩm sinh lại là “lá chắn” hoạt hóa ngay khi có các dấu hiệu nhiễm khuẩn, sử dụng các cơ quan sẵn có trên cơ thể để tạo nên hàng rào bảo vệ. Trong đó, da là cơ quan ngoài cùng chiếm diện tích lớn nhất, đóng vai trò như “lớp áo giáp” đầu tiên bảo vệ cơ thể.
Như bao bộ phận trên cơ thể, da cũng có khả năng đề kháng tự nhiên hay còn được gọi là đề kháng da. Đề kháng của da hoạt động với sức đề kháng chung như 2 cơ chế song song, kết hợp bảo vệ sức khỏe, hạn chế vi khuẩn gây bệnh tấn công con người.
Vai trò đề kháng của da trước vi khuẩn gây bệnh
Đề kháng da tự nhiên luôn hoạt động mạnh mẽ nhờ cấu trúc vững chắc tạo bởi 3 lớp hàng rào, bao gồm hàng rào vật lý, hóa học và sinh học.
Hàng rào vật lý trong đề kháng da đến từ cấu trúc của các tế bào da, ngoài tác dụng điều hòa việc thoát nước qua da, chúng còn có khả năng hạn chế tác động của các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn gây bệnh, tia UV, va đập, hóa chất độc hại...
Lớp hàng rào hóa học của đề kháng da chứa đông đảo các peptide và lipid kháng khuẩn (Antimicrobial peptide - AMPs và Antimicrobial lipid - AMLs), được ví như những “kháng sinh tự nhiên” của cơ thể. AMPs và AMLs trong đề kháng của da có thể hoạt động trực tiếp, tiêu diệt hoặc bất hoạt nhiều loại vi khuẩn có hại, nấm… Hoặc có thể hoạt động gián tiếp bằng cách hỗ trợ các thành phần khác của hệ miễn dịch.
Tạo nên cấu trúc vững vàng trong đề kháng của da còn có hàng rào sinh học, đến từ hệ sinh thái vi sinh vật ổn định sống thường trú ở da. Nhóm vi khuẩn này sống cộng sinh, có quan hệ mật thiết với quá trình sinh miễn dịch của da.
Mạnh mẽ là thế nhưng đề kháng của da cũng có thể bị ảnh hưởng do hệ vi sinh vật thường trú trên da rất dễ bị biến đổi “dân số” thông qua các tiếp xúc, va chạm hằng ngày. Đề kháng của da có thể bị lây nhiễm các vi khuẩn gây bệnh hay vô tình bị tác động bởi những hóa chất không phù hợp.
Vì thế, để bảo vệ cơ thể một cách toàn diện nhất, để hệ miễn dịch có thể hoạt động hiệu quả ngay từ những “cuộc chạm trán” đầu tiên với vi khuẩn gây bệnh, chúng ta không chỉ nên quan tâm đến sức đề kháng nói chung mà còn phải lưu tâm đến bảo vệ đề kháng của da.
Để nâng cao sức đề kháng cơ thể, cần có một lối sống lành mạnh, cân bằng giữa tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất và lịch sinh hoạt làm việc điều độ. Đối với đề kháng của da, cần chú ý vệ sinh da đúng cách bằng loại sữa tắm phù hợp để có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng không làm ảnh hưởng đến 3 lớp hàng rào trong đề kháng của da. Từ đó, “bộ đôi” sức đề kháng và đề kháng da tự nhiên sẽ phối hợp hoàn hảo với nhau, tạo nên lớp áo giáp bảo vệ kiên cường cho cơ thể, giúp bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Sữa tắm Lifebuoy mới với công thức ion bạc+ (gồm ion bạc, Thymol và Terpineol) có khả năng kết hợp với đề kháng da – một chức năng đặc biệt của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn tốt hơn và được chứng minh không phá vỡ cấu trúc đề kháng da khi sử dụng lâu dài.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày cùng với Lifebuoy chính là cách để bảo vệ tốt nhất cho đề kháng da và sức khỏe của cả gia đình.