Sự lạc quan của phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng

Trường Thịnh

(Dân trí) - Nhận thông báo "Bị ung thư buồng trứng" khiến chị Lụa hoàn toàn suy sụp. Rồi như một cơ duyên cho chị gặp được giải pháp phù hợp giúp chị từng bước vượt qua bệnh tật và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Kết quả rất tốt, chỉ số xét nghiệm ung thư buồng trứng đã ở mức bình thường

"Kết quả rất tốt" chị Lụa vừa nói vừa cười khi gặp chúng tôi ngay sau trở về từ bệnh viện K3 Tân Triều. Chị cho chúng tôi xem tờ kết quả xét nghiệm và chỉ cho chúng tôi thấy chỉ số xét nghiệm ung thư buồng trứng đã ở mức bình thường, kết quả chụp cộng hưởng từ MRI của chị không thấy bất kỳ hình ảnh tổn thương tái phát và thứ phát nào.

Sự lạc quan của phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng - 1
Kết quả khám của chị Lụa tại Bệnh viện K3 cơ sở Tân Triều.

Chị nói tiếp: "Sau khi nhận kết quả khám, tôi thấy việc kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ là rất quan trọng. Ngoài ra, cũng nhờ sự động viên, chia sẻ của chị Soi  và được chị giới thiệu sản phẩm GHV KSOL hỗ trợ trong quá trình điều trị mà tôi đã vượt qua được những ngày tháng khó khăn nhất khi phải đối mặt với ung thư".

Trò chuyện với người phụ nữ đã ngoài 50 tuổi, trước đó đã được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng chúng tôi không nhận thấy bất kỳ sự lo lắng hay sự mệt mỏi nào, chỉ còn những nụ cười, sự vô tư và tinh thần lạc quan. Chị chia sẻ về cuộc đời gập ghềnh của mình và hành trình vượt qua biến cố lớn nhất cuộc đời khi nhận thông báo "Ung thư buồng trứng".

Cuộc đời gập ghềnh và căn bệnh ung thư buồng trứng

Chị là Lưu Thị Lụa, sinh năm 1970, sinh ra và lớn lên ở làng Bàng, thôn Hoàng Xá, xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, Hải Dương. Ngoài 20 tuổi, chị rời quê vào Long An đi làm công nhân. Sau đó 1 năm chị bị tai nạn chấn thương sọ não khi trên đường về thăm nhà. Sau khi bình phục được 2 năm, chị lại tiếp tục một mình bước chân vào Sài Gòn làm công nhân may với mong ước kiếm được tiền lương cao hơn so với làm ruộng để thay đổi cuộc sống.

Cuộc sống của cô công nhân may cứ thế trôi đi, đã qua tuổi thanh xuân mà không giúp chị đổi đời. Ngoài 40 tuổi, chị mới gặp được một người đàn ông để gắn bó và yêu thương. Nhưng số phận trớ trêu khi 3 lần mang thai thì cả 3 lần đều bị thai ngoài tử cung, khiến cho sức khỏe chị đi xuống, còn người đàn ông chị yêu thương thì đã bỏ chị ra đi. Chị cố gắng vượt qua nỗi buồn để tiếp tục sống vì nghĩ có lẽ đó là số phận chị phải chấp nhận.

Hành trình người phụ nữ vượt qua Ung thư buồng trứng.

Cuộc sống phẳng lặng trôi đi được vài năm thì từ tháng 10/2019, chị thấy bụng to và vài dấu hiệu bất thường khác nhưng phần vì chủ quan, phần vì ở một mình và điều kiện không dư giả nên chị không đi khám. Đến đầu năm 2020, chị bị đau bụng dữ dội phải nhập viện cấp cứu ngay trong đêm. Bác sĩ tiến hành siêu âm thì thấy nhiều nhánh, nhiều rễ bất thường ở phần buồng trứng. Sau khi có kết quả xét nghiệm và chụp CT, chị được chỉ định phải mổ nội soi cắt tử cung và buồng trứng. Bác sĩ tư vấn chị lên Bệnh viện Ung bướu TPHCM để kiểm tra và thăm khám thêm.

"Linh cảm có điều chẳng lành, tôi cố gượng hỏi bác sĩ vì sao phải kiểm tra tại viện Ung bướu, bác sĩ khuyên tôi cứ bình tĩnh, phát hiện ra vấn đề bất thường sớm sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Sáng sớm hôm sau, tôi nhờ một người bạn chở đến Bệnh viện Ung bướu TPHCM để khám" - chị Lụa tâm sự.

Sự lạc quan của phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng - 2
Chị Lụa rưng rưng nước mắt khi xem lại hồ sơ bệnh án của mình.

Kết luận của bệnh viện với 4 chữ "Ung thư buồng trứng" hiện rõ trên giấy khiến chị cảm thấy suy sụp và tuyệt vọng.

Vượt qua ung thư, tìm lại nụ cười

Sau khi làm một loạt các xét nghiệm, chụp chiếu thì tôi được đặt lịch hẹn cắt mổ buồng trứng lần 2. Được sự động viên của các y bác sĩ nên dù đau đớn và không người thân bên cạnh nhưng tôi vẫn tự nhủ phải mạnh mẽ vượt qua. "Lúc đó các bác sĩ động viên tôi ung thư không phải dấu chấm hết, phải bình tĩnh và giữ cho tinh thần thoải mái, giữ cho chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để có sức khỏe chiến đấu với bệnh tật. Ung thư là bắt đầu một hành trình mới, hành trình vượt qua thử thách để dành chiến thắng" - chị Lụa kể tiếp.

Trong thời gian chờ mổ, chị được biết khi điều trị ung thư thì sẽ có thể có hóa trị, xạ trị. Việc truyền hóa chất vào cơ thể, có rất nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, nôn trớ, mệt mỏi, chán ăn… nên chị đã lên mạng tìm hiểu phương pháp làm sao để nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.

Sự lạc quan của phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng - 3
Nhớ lại khoảng thời gian mới phát hiện ra bệnh chị Lụa vẫn nghẹn ngào không nói nên lời.

"Khi đang tìm hiểu thông tin trên mạng, tôi vô tình xem được phóng sự trên truyền hình của chị Nguyễn Thị Soi - một người phụ nữ đã thoát khỏi án tử của bệnh ung thư tử cung buồng trứng, đó là căn bệnh mà tôi cũng đang mắc phải. Tôi liền gọi điện ngay cho chị, nghe chị nói chuyện, tôi không cầm được nước mắt vì vui mừng khi được nói chuyện với một nhân chứng sống đã chiến thắng bệnh ung thư" - chị Lụa nhớ lại. Nhất là sau khi được chị Soi chia sẻ về phương pháp 4T giúp chị ấy chiến thắng ung thư, niềm tin đã le lói trong chị và không còn những suy nghĩ tiêu cực nữa.

Chị Lụa chia sẻ: "Trong phương pháp 4T của chị Soi, có Tinh thần, Thực phẩm, Thể thao và Thuốc, thì tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề Thuốc. Chị khuyên tôi phải tuân thủ đầy đủ phác đồ và uống thuốc đúng liều lượng mà bác sĩ đưa ra. Đặc biệt, chị có nhắc đến một Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho người bệnh ung bướu có tên GHV KSol, tôi đã hỏi chị rất nhiều thông tin về sản phẩm này và được biết đây là một nghiên cứu thành công của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam".

Nhờ chia sẻ của chị Soi, chị Lụa gọi thêm tới tổng đài 1800 6808 gặp chuyên gia tư vấn của sản phẩm và được hướng dẫn uống liều 15 viên/ngày. Chị quyết định mua thử 5 hộp về uống xem sức khỏe có cải thiện hay không. Chị uống sản phẩm KSol được mấy ngày thì tới ngày mổ lần 2 tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM.

Sự lạc quan của phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng - 4
Chị Lụa xem xét rất kỹ sản phẩm GHV KSol rồi mới quyết định sử dụng.

Các bác sĩ chỉ định chị tiếp tục phải truyền hóa chất trong 3 tuần, nhưng vì sau mổ chị không ăn được nên sức khỏe yếu đi nhiều. Không đủ điều kiện để đáp ứng với hóa chất, bác sĩ cho chị xuất viện về nghỉ ngơi. Chị cho biết: "Về nhà tôi tiếp tục uống GHV KSol, kết hợp chế độ ăn uống và tuân thủ đầy đủ phác đồ bác sĩ đưa ra thì thấy sức khỏe được cải thiện một cách nhanh chóng, tôi thấy ăn uống ngon miệng lên, da dẻ hồng hào, làm được các công việc như trước. Đến bây giờ, ai gặp cũng không nghĩ rằng tôi là một bệnh nhân ung thư, vì tôi vẫn cười nói, béo tốt và khỏe mạnh như người bình thường".

Ý kiến đánh giá của PGS. TS Trần Đáng về sản phẩm GHV KSol

Chị nói cười và tâm sự tự nhiên những lúc như thế này chị lại thấy nhờ nhà, nhớ quê, nhớ người thân hơn bao giờ hết. Vì thế, đợt này chị quyết định sắp xếp ra thăm nhà một thời gian dài, kết hợp với thăm khám tại bệnh viện K3 Tân Triều luôn.

Chị Lụa chia sẻ: "Tôi hạnh phúc vô cùng, ngay sau khi nhận được kết quả từ bác sĩ, tôi chỉ muốn gọi điện cho người thân trong gia đình để khoe luôn. Tất cả mọi cố gắng và đặt niềm tin đúng chỗ của tôi đều đã có kết quả tốt đẹp".

Bây giờ chị quan niệm rằng, muốn chiến thắng được ung thư thì phải lạc quan, vui vẻ, đừng nghĩ ung thư đang nằm trong cơ thể mình, hãy yêu thương bản thân, hãy trân quý cuộc sống của chính mình, hãy chiến đấu đến giây phút cuối cùng, và hãy tin hoàn toàn có thể chiến thắng ung thư. Chị thích câu nói "Hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là điểm đến" và bây giờ chị đã thấu hiểu rằng hạnh phúc giản dị lắm. Với chị, người phụ nữ đã ngoài ngưỡng tuổi 50, mỗi ngày trôi qua khỏe mạnh, có sức khỏe để làm việc, dành dụm tiền để đi du lịch và về thăm quê hương là mỗi ngày hạnh phúc.

Sự lạc quan của phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng - 5
Niềm vui của chị Lụa khi xem lại kết quả khám lại tại Bệnh viện K3.

Với mong muốn những người đồng bệnh cũng được may mắn vượt qua được ung thư như mình, chị Lụa luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu bệnh tật của mình qua số điện thoại 0963347736/ 0906923167.

Bạn đọc có thể được tư vấn trực tiếp về bệnh ung bướu và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm GHV KSol, hoặc chia sẻ câu chuyện của mình để lan tỏa khát vọng sống đến nhiều người hơn nữa qua Tổng đài miễn cước 1800 6808 hoặc số hotline 096 268 6808.