1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Sỏi thận gây bí tiểu có nguy hiểm?

Sỏi thận là một bệnh thường gặp và đây là hiện tượng lắng đọng những chất có thể hòa tan trong nước tiểu, nhưng vì nguyên nhân nào đó nó kết tinh lại với nhau và tạo thành sỏi trong thận. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây rất nhiều hậu quả khá nặng nề cho cơ thể trong đó gây bí tiểu là biến chứng thường gặp đối với bệnh sỏi thận. Vậy sỏi thận gây bí tiểu liệu có nguy hiểm không? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

– Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.

Bạn nên uống nhiều nước nếu không muốn mắc sỏi thận ( ảnh minh họa)
Bạn nên uống nhiều nước nếu không muốn mắc sỏi thận ( ảnh minh họa)

– Vì bị dị dạng đường tiểu: những dị dạng bất thường này khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.

– Vì bị u xơ tiền liệt tuyến: u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.

– Bị chấn thương nặng: người bệnh phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.

– Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.

– Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.

– Nguyên nhân hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang: Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.

2. Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì?

Những dấu hiệu, triệu chứng bệnh sỏi thận:

– Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Đau dữ dội thường là triệu chứng sỏi thận ( ảnh minh họa)
Đau dữ dội thường là triệu chứng sỏi thận ( ảnh minh họa)

– Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

– Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi

– Sốt cao: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.

– Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

3. Sỏi thận gây bí tắc đường tiểu có nguy hiểm không?

Vị trí của sỏi thường khởi nguồn ở đài thận, bàng quang hoặc bể thận. Tuy nhiên chúng không nằm yên một chỗ mà thường di chuyển dọc theo dòng chảy của nước tiểu, nhiều sỏi rơi vào niệu quản gây ra tắc nghẽn. Trường hợp xuất hiện những cơn đau quặn thắt như bạn gặp phải thì rất có thể sỏi đã rơi xuống niệu quản rồi, niệu quản cố co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài nên gây ra những cơn đau.

Sỏi làm tắc nghẽn đường thông của nước tiểu gây ra hiện tượng ứ nước, đọng nước ở niệu quản và thận. Nếu không can thiệp lấy sỏi ra kịp thời thận sẽ bị suy giảm chức năng gây ra hiện tượng bí tiểu ngày càng tăng, dẫn đến ứ nước, giãn thận gây suy thận.

Sỏi thận gây bí tiểu có nguy hiểm? - 3

Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang

​ là sự kết hợp giữa các thành phần:

​ Cao khô Kim tiền thảo

....................

​..........​

1g

Amidon................................................................0,4g

Lactose............................................................... 4,5g

Talcum...............................................................0,05g

Magnesi stearate ................................................0,05g

Chỉ định:

Phòng và điều trị sỏi thận , sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi mật, viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm túi mật.

Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang được sản xuất bởi công ty CP Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Số giấy phép tiếp nhận: 0708/10/QLD - TT

Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226

Website: soithan.vn