Phẫu thuật và quản lý sau phẫu thuật thay khớp gối
Đau gối do thoái hóa khớp hay tổn thương sụn là một trong những vấn đề gây phiền muộn nhất đối với những người hay vận động. Và thay hay tái tạo khớp gối là một trong những giải pháp lâu dài, giúp giảm đau, sớm trở lại hoạt động hàng ngày.
Dưới đây là bài viết của BS Andrew Quoc Dutton,̀ chuyên gia thuộc trung tâm phẫu thuật chỉnh hình, bệnh viện Raffles Singapore (Bác sĩ đã được đào tạo về phẫu khớp gối và khớp háng tại trưởng y Harvard/ bệnh viên đa khoa Massachusetts, Mỹ):
Phương pháp thay khớp gối đã được áp dụng tính đến nay là hơn 40 năm với tỷ lệ trên 95% mô cấy được bảo tồn trong 10 năm. Với kết quả khả quan như vậy, hơn 500,000 ca phẫu thuật thay khớp gối đã được tiến hành mỗi năm tại Mỹ.
Lợi ích của phương pháp này là cắt bỏ ít xương, ít ảnh hưởng đến mô, bảo vệ dây chằng và cho phép sớm phục hồi chức năng. Kết quả rất khả quan, tuy nhiên, bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối khi bệnh đã phát triển sang gian ngăn của đầu gối còn lại bởi nó sẽ giúp làm giảm đau phần cuối của xương đùi và xương chày bởi chúng không còn được nối lại bằng khớp, khớp nối này tạo ra ma sát và gây đau.
Thành tựu quan trọng nhất trong thay khớp gối là kỹ thuật xác định vị trí đặt mô cấy. Vị trí đặt mô cấy đã và đang trở thành đề tài được quan tâm. Nếu mô cấy được đặt không đúng vị trí thì sẽ dẫn đến việc bị mòn nhanh và bị lỏng. Kỹ thuật mới này giúp giảm kích thước của sẹo từ 18 - 20 cm theo phương pháp truyền thống xuống nhỏ hơn 12 cm. Trong suốt quá trình phẫu thuật, các cơ được tách ra thay vì bị cắt nhằm giảm thiểu tối đa tổn thương lên các mô. Các nghiên cứu của thuật kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tập trung vào cải thiện tính thẩm mĩ, giảm đau và sớm bình phục.
Bệnh nhân bắt đầu chịu trọng lượng vào ngày hậu phẫu đầu tiên bằng cách sử dụng một khung đi bộ. Tuy nhiên, tôi khuyên bệnh nhân của mình sử dụng máy vận động thụ động liên tục, máy thụ động uốn cong và mở rộng đầu gối tới mức độ đã được cài đặt. Các nghiên cứu chứng minh phương pháp này không chắc chắn làm tăng khả năng uốn cong, tuy nhiên, theo bệnh nhân thì rất hữu ích khi bắt đầu tập luyện vật lý trị liệu.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thất bại trong phẫu thuật thay khớp gối là do nhiễm trùng hay lỏng khớp vì lượng xi măng không đủ. Để tránh nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh phòng bệnh theo từng giai đoạn. Bệnh nhân cũng được khuyên nên sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh nếu điều trị răng trong vòng 2 năm sau khi thay khớp. Bệnh nhân nên uống huốc cephalexin hay amoxicillin (2g) 1 tiếng trước khi tiến hành điều trị răng để phòng ngừa xung huyết lan rộng từ hiện tượng có vi khuẩn bất thường trong máu tạm thời trong suốt quá trình điều trị.
bác sĩ Andrew Quoc Dutton, chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình, bệnh viện Raffles, chụp cùng bệnh nhân (cầu thủ bóng đá) Amri. Cầu thủ bóng đá Amri đã quay lại tập luyện sau chấn thương rách dây chằng chéo trước của gối trái. Anh đã bình phục nhanh chóng và trở lại sân bóng nhờ sự chăm sóc của các y tá và bác sĩ tại bệnh viện Raffles, đặc biệt là bác sĩ Andrew Quoc Dutton – bác sĩ phẫu thuật của bệnh nhân.
Vào ngày 13/11/2011, bác sĩ Andrew Dutton sẽ trao đổi và tư vấn miễn phí cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến khớp như tổn thương khớp gối, khớp háng, các trường hợp chấn thương do thể thao như rách dây chằng, sụn chêm… cũng như các bệnh lý về cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn và trao đổi với bác sĩ về bệnh lý của mình vui lòng đăng ký theo địa chỉ dưới đây: Orientalstar - Văn phòng thông tin y tế Bệnh viện Raffles Singaporer 27 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội Tel: 04.37153826/ Mobile: 0984806869 Email: healthcare@orientalstar.vn Website: http://www.orientalstar.vn/ Văn Phòng Thông Tin Y Tế OSSC Bệnh viện đa khoa Hà Nội 29 Hàn Thuyên, Hà Nội ĐT: 04 2215 3544 DĐ: 091 3560 450 Email: info@ossc.com.vn Website: www.ossc.com.vn |