1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phát hiện sốc: Ung thư di căn từ… sán

(Dân trí) - Một người đàn ông sống tại Colombia đã chết sau khi bị nhiễm con sán dây “ung thư” và tế bào ung thư từ sán đã di căn sang người bệnh, một trường hợp được mô tả là khiến các bác sĩ “bị sốc”.

Họ tin rằng các tế bào bệnh, bắt nguồn từ con vật kí sinh, đã “bám rễ” trong cơ thể người bệnh 41 tuổi do hệ miễn dịch của người này bị suy yếu bởi HIV. Từ đó, các tế bào ung thư phát triển thành khối u, xâm nhiễm phổi của nạn nhân.

Đây là trường hợp ung thư đầu tiên được thấy là phát sinh từ nhiễm kí sinh trùng.

BS Atis Muehlenbachs, chuyên gia về giải phẫu bệnh của CDC và là tác giả chính của nghiên cứu công bố trên tờ New England Journal of Medicine, cho biết: “Chúng tôi hết sức kinh ngạc khi phát hiện thể bệnh mới này - con sán dây phát triển trong cơ thể người bệnh về cơ bản đang bị ung thư, tế bào ung thư đã di căn từ sán sang bệnh nhân và gây ra khối u ở bệnh nhân”.

 

Nạn nhân đã chết sau khi bị con sán dây “ung thư” kí sinh trong người. Trong ảnh là các tế bào ung thư của sán dây H.nana, còn gọi là “sán dây lùn”, dưới kính hiển vi
Nạn nhân đã chết sau khi bị con sán dây “ung thư” kí sinh trong người. Trong ảnh là các tế bào ung thư của sán dây H.nana, còn gọi là “sán dây lùn”, dưới kính hiển vi
Sán dây H.nana (ảnh) là loại sán dây hay gặp nhất ở người. Ước tính có tới 75 triệu người trên thế giới mang trong người loại sán này
Sán dây H.nana (ảnh) là loại sán dây hay gặp nhất ở người. Ước tính có tới 75 triệu người trên thế giới mang trong người loại sán này

“Chúng tôi nghĩ đây là hiện tượng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, loại sán dây này được phát hiện trên khắp thế giới và có hàng triệu người bị những căn bệnh như HIV khiến hệ miễn dịch suy yếu. Vì thế có thể có nhiều trường hợp không được phát hiện. Đây chắc chắn là một lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn”, BS Atis nói.

Bệnh nhân chưa rõ danh tính, đến khám ở Medellin, Colombia, năm 2013 do bị mệt mỏi, sốt, ho và sụt cân đã nhiều tháng. Bệnh nhân khai đã có chẩn đoán HIV từ năm 2006.

Khi xét nghiệm phân, các bác sĩ phát hiện trứng của sán dây H.nana, còn gọi là “sán dây lùn”, vì nó hiếm khi dài quá 40mm và rộng quá 1mm.

Phim chụp cắt lớp cho thấy bệnh nhân cũng có những nốt ung thư ở phổi, kích thước từ 0,4 đến 4,4cm - cũng như những khối u khác trong gan, tuyến thượng thận và nhiều nơi khác.

Khi kiếm tra các tế bào dưới kính hiển vi, họ thấy những tế bào này hoạt động giống như tế bào ung thư. Chúng xâm nhập mô lân cận, và có kiểu tăng sinh đông đúc và rối loạn. Nhưng chúng nhỏ hơn gấp 10 lần các tế bào của người, cho thấy những tế bào này là từ con vật kí sinh.

Nhưng trông chúng cũng không giống với những tế bào từ sán dây H.nana mà trứng được phát hiện trong phân của bệnh nhân, và do đó ban đầu chúng được cho là bắt nguồn từ tình trạng nhiễm nấm nhày. Nhưng điều này có vẻ không được hợp lý lắm.

BS Muehlenbachs nói: “Nó thực sự không có lý chút nào”. Ông thấy mình “hoàn toàn hoài nghi” sau khi loại trừ một số giả thiết ban đầu.

Phim chụp cho thấy bệnh nhân có những nốt ung thư trong phổi (ảnh), gan, tuyến thượng thận và nhiều nơi khác
Phim chụp cho thấy bệnh nhân có những nốt ung thư trong phổi (ảnh), gan, tuyến thượng thận và nhiều nơi khác

 

Các bác sĩ tin rằng con sán dây có thể tư do phát triển trong cơ thể người bệnh do người này bị nhiễm HIV, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Các tế bào của con sán sau đó bị ung thư. Trong ảnh là trứng sán dây H.nana.
Các bác sĩ tin rằng con sán dây có thể tư do phát triển trong cơ thể người bệnh do người này bị nhiễm HIV, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Các tế bào của con sán sau đó bị ung thư. Trong ảnh là trứng sán dây H.nana.

BS Muehlenbachs cho biết “Đây là trường hợp bất thường nhất, nó khiến tôi nhiều đêm mất ngủ. Rõ ràng nó hoặc là ung thư, hoặc là nhiễm trùng, và việc sau nhiều tháng vẫn không thể nói được nó là cái gì là rất bất thường”.

Vụ việc tiêu biểu cho một ca “chẩn đoán hóc búa”, các bác sĩ viết.

Sau khi tiến hành một loạt các xét nghiệm trong suốt 4 tháng trời, các bác sĩ đã khẳng định các tế bào có ADN của sán dây H.nana trong những khối u.

Các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng vì bệnh nhân bị HIV, hệ miễn dịch suy yếu và không thể giết chết con sán sống trong cơ thể. Cuối cùng, đột biến đã xảy ra ở sán dây, khiến các tế bào của nó trở thành ung thư.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sán dây ung thư đôi khi bị chẩn đoán nhầm là ung thư của người, nhất là ở những nước nghèo mà HIV và nhiễm H. nana diễn ra phổ biến. Bệnh ở người do tế bào ung thư của kí sinh trùng gây ra là một “phát hiện rất mới”.

Theo các tác giả, rất cần nghiên cứu thêm về mối liên quan giữa nhiễm trùng và ung thư.

Sán dây lùn có thể gây ung thư ở người

Sán H.nana, hay sán dây lùn, là loại sán hay nhất ở người. Ước tính có tới 75 triệu người mang, và tỉ lệ gặp ở trẻ em ở một số vùng cao tới 25%.

Thông thường người bệnh không có triệu chứng.

H.nana khác với các loại sán dây khác vì nó có thể hoàn thành vòng đời ở ruột non mà không cần vật chủ trung gian.

Nhiễm trùng có thể tồn tại trong nhiều năm và dẫn đến có rất nhiều kí sinh trùng, nhất là ở những người mà hệ miễn dịch bị suy yếu, như người nhiễm HIV.

Bệnh nói chung chỉ giới hạn ở đường tiêu hóa, nơi trứng sán được giải phóng ra từ sán trưởng thành nở trong ruột non.

Phôi sán chui vào nhung mao ở thành ruột. Tại đó, chúng chuyển thành ấu trùng trước khi phá vỡ vỏ và bám trở lại vào thành ruột.

 

Cẩm Tú

Theo DM