Phát hiện protein chặn sự tái phát bệnh bạch cầu
(Dân trí) - Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra liệu pháp tối ưu nhất nhằm ngăn ngừa loại bệnh bạch cầu cấp nguy hiểm quay trở lại sau khi bệnh nhân đã được chữa trị.
Bạch cầu ác tính làm tăng nguy cơ tái phát ung thư máu
Trên tạp chí Cell Stem Cell, nhóm đã mô tả cách hạn chế các tế bào gốc bằng việc kìm nén 2 loại protein quan trọng là Bmil và Hoxa9.
Protein Bmi1 là một “vật chất quan trọng” trong sự tồn tại và phát triển của các tế bào gốc ung thư khác nhau. Tuy nhiên chỉ protein Bmi1 thì không thể tiệt triêu hẳn các tế bào gốc độc hại và do đó, cần chú ý tới sjư tác giữa protein Bmi1 và protein Hoxa9. “Cuộc tấn công kép” này sẽ giảm khả năng đột biến của gien MLL – nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu.
“Đây là bước đi quan trọng giúp các bệnh nhân sống lâu hơn với căn bệnh bạch cầu này trong tương lai”, Giáo sư Peter Johnson, chia sẻ.
TS David Grant. Giám đốc khoa học TT nghiên cứu Bệnh bạch cầu và ung thư hệ bạch huyết đánh giá: “Các tế bào gốc gây bệnh bạch cầu là mục tiêu để tìm ra các loại thuốc mới. Và nghiên cứu này rất quan trọng trong việc tìm ra cách mà các tế bào gốc được kiểm soát ở mức độ di truyền song song với các liệu pháp chữa trị mới”.
Các tế bào gốc gây ung thư có sức “đề kháng” với các cách điều trị thông thường như bức xạ và liệu pháp hóa học tốt hơn các tế bào bệnh bạch cầu khác. Do vậy, sau khi được chữa trị thành công ban đầu, các tế bào này vẫn tồn tại và sẽ khởi động lịch “hủy diệt” mới và ở mức nguy hiểm hơn. Hơn 50% người mắc bệnh bạch cầu cấp sẽ có nguy cơ tái phát và cơ hội sống là rất thấp. Loại bệnh đặc biệt nguy hiểm này chiếm 70% trong ung thư máu ở tuổi vị thành niên và 10% ở người lớn. Chỉ có một nửa số trẻ mắc căn bệnh này sống sót được 2 năm sau khi được điều trị như thông thường.
Quách Vinh
Theo BBC