1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phát động chiến dịch: “Cuộc đua nhân loại chống lại Rotavirus”

(Dân trí) - Thông qua chuỗi hoạt động tư vấn ý nghĩa: “Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ nhỏ” tại 12 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10-12/2013, Hội Y tế công cộng TPCM đã phát động chiến dịch “Cuộc đua nhân loại chống lại Rotavirus”.

Các bác sĩ đang hướng dẫn các gia đình cách phòng bệnh tiêu chảy rotavirus ở trẻ nhỏ
 
Các bác sĩ đang hướng dẫn các gia đình cách phòng bệnh tiêu chảy rotavirus ở trẻ nhỏ

 

Dự kiến qua chiến dịch sẽ có khoảng 1.2000 lượt phụ huynh được cung cấp thông tin cụ thể về nguyên nhân, hậu quả, cách phòng ngừa và xử trí tiêu chảy do Rotavirus gây ra. Từ đó giúp các bậc phu huynh tự tin bảo vệ con em mình trước sự nguy hiểm của Rotavirus ngay từ giai đoạn đầu đời.

 

Tại các buổi tư vấn, nhiều phụ huynh đã tranh thủ trao đổi và cùng thảo luận sôi nổi với các chuyên gia y tế về Rotavirus.

 

Chị Huỳnh Thị Diễm Thúy (phường Phước Long A, quận 9) chia sẻ: “Hồi 18 tháng, bé nhà mình cũng bị tiêu chảy cấp do Rotavirus nên mình đã chứng kiến được hết những diễn biến của bệnh này xảy ra nhanh và nguy hiểm thế nào, thậm chí mình đã từng sợ mất con. Buổi tư vấn thật sự rất bổ ích, đặc biệt cho những người sắp làm mẹ, họ cần được cung cấp kiến thức sớm để có thể bảo vệ con mình ngay từ những năm tháng đầu đời!”.

 

Bản thân là một người mẹ có con đã bị tiêu chảy cấp do Rotavirus, bác sĩ CKI Trần Thị Thành Huế (Trung tâm Y tế dự phòng quận 9, TPHCM) vì thế rất nhiệt tình và tâm huyết trong công tác tuyên truyền phòng chống căn bệnh này. Chị tâm sự: “Tiêu chảy do nhiễm Rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác rất nhiều. Sau khi bị lây nhiễm khoảng 24-48 giờ, bệnh bắt đầu bằng những biểu hiện: sốt, ói mửa nhiều và sau đó là tiêu chảy ồ ạt. Tiêu chảy và nôn ói lên đến 10-20 lần mỗi ngày. Do việc tái hấp thu bị phá hủy liên quan đến sự mất cân bằng muối và nước dẫn đến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, thường trẻ phải nhập viện kịp thời để điều trị. Nếu không được điều trị thích hợp, tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong.

 

Bên cạnh đó, khi bị nhiễm Rotavirus, lớp bảo vệ ruột non của trẻ bị phá hủy  và tổn thương, ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ sau khi bị tiêu chảy.

 

Tôi hi vọng chúng ta sẽ truyền thông điệp phòng chống Rotavirus theo cấp số nhân, những ai đã được tư vấn hãy góp phần tuyên truyền thông tin cho những người thân xung quanh để cùng nhau bảo vệ bé trước nguy cơ tấn công của Rotavirus càng sớm càng tốt”.

 

ThS.BS Võ Thị Ngọc Thúy (Trung tâm Y tế Dự phòng quận 4) cho biết thêm: “Việc chủng ngừa Rotavirus cho trẻ nhỏ phải được thực hiện khi trẻ trong khoảng từ 6-8 tuần tuổi đến trước 6 tháng tuổi để giúp trẻ được phòng tránh Rotavirus trước khi bước vào giai đoạn nguy cơ cao nhiễm Rotavirus từ 6 tháng đến 2 tuổi.

 

Rất nhiều trường hợp phụ huynh không biết về Rotavirus nên không cho trẻ chủng ngừa. Khi trẻ bị nhiễm bệnh và bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy và nôn ói nhiều lần trong ngày, nếu phụ huynh đưa đến bệnh viên chậm trễ thì rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

 

Vì vậy, tôi mong rằng các phụ huynh, đặc biệt là những người đang mang thai hoặc dự định sinh con, cần cập nhật đầy đủ thông tin về Rotavirus để sau này có thể bảo vệ trẻ phòng tránh Rotavirus ngay từ giai đoạn đầu đời.”

 

Được biết chiến dịch này nằm trong cam kết bảo vệ bé khỏi sự nguy hiểm của Rotavirus của Hội Y Tế Công Cộng TP. HCM và Tập Đoàn Dược Phẩm GlaxoSmithKline.

 

D.Linh

 

Hãy truy cập vào trang web www.raceagainstrotavirus.gsk.com.vn  để tìm hiểu rõ hơn về tác hại của Rotavirus.

 

Tài liệu giáo dục này được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Tế Công Cộng TP.Hồ Chí Minh và VPĐD  GlaxoSmithKline.