Nỗi khổ của các mẹ mùa con ốm

Thời tiết giao mùa, các gia đình “liểng xiểng” vì trẻ con bị ốm. Hết bị ho rồi đến cảm cúm, sốt phát ban, đau mắt đỏ, sốt virus… Nhiều cặp vợ chồng cũng phát sốt vì phải nghỉ quá nhiều dẫn đến cãi nhau, thậm chí còn đòi dắt nhau ra toà.

Nghỉ việc để chăm con

Gần như là luật bất thành văn, khi con cái ốm người phải nghỉ việc chăm con luôn là mẹ. Sẽ không có gì đáng nói nếu trẻ không ốm thường xuyên mỗi khi thời tiết giao mùa và người mẹ cũng không phải đi làm.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (30 tuổi, ở phường Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội) cũng lâm vào tình trạng như vậy. Chị có 2 nhóc, một cháu 4 tuổi và 1 cháu 1,5 tuổi. Khổ cái, cứ ốm là cả hai đều rủ nhau ốm. Thời tiết ở Miền Bắc đang thời điểm chuyển mùa nên con ốm liên tục. Hết bị ho, thò lò mũi xanh, viêm họng rồi lại bị cảm cúm, sốt vi rút… Trận nào ra trận nấy.

Anh chị sống với bà nội đã gần 80 tuổi nên cứ con ốm thì chị phải nghỉ. Trong khi chị cũng đang công tác ở một Công ty với vai trò là kế toán, bao nhiêu việc phải giải quyết hàng ngày. Anh thì làm công ty xây dựng, đi suốt. Mỗi khi con ốm, nhất là những đợt sốt virus thì chị như trải qua một đợt hành xác.

Chị kể: “Tôi rất sợ các cháu bị sốt vi rút vì thuốc thang chẳng khỏi gì, cứ phải cho cháu ăn, uống nước cam thật nhiều cho mát và đợi 5-7 ngày thì hết dần. Tôi nghỉ nhiều sếp thông cảm song không hài lòng và có lúc cáu loạn lên vì việc không có người giải quyết. Tôi nhờ anh ấy ở nhà trông con xen kẽ cho vợ song anh ấy không nghe. Hai vợ chồng đã vài lần cãi nhau vì việc ấy”.

Tương tự, gia đình anh An Trọng (35 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì cuộc chiến phân công nghỉ việc chăm con còn nặng nề hơn. Anh buôn bán đồ điện tử tại nhà, chị làm ngân hàng nên con ốm nghiễm nhiên anh đang ở nhà… thì cứ ở nhà chăm con. Đàn ông vụng về, đứa con 2,5 tuổi của anh chị thì cảm cúm liên tục, sốt cao, biếng ăn khiến anh sốt ruột. Anh gọi điện bắt chị về nhiều lần song chị vẫn không bỏ dở việc để chăm con được. Anh làm um lên, bắt chị nghỉ việc. Hai vợ chồng cãi nhau, anh bực mình doạ viết luôn đơn xin ly hôn. Chị chỉ còn biết ngồi khóc bất lực vì không thể xử lý trường hợp này.

Nỗi khổ của các gia đình bắt nguồn từ… thời tiết. Thời điểm giao mùa khiến trẻ bị cảm cúm gia tăng, nhất là các bệnh nguyên nhân do virus như: cảm cúm, đau mắt đỏ, thủy đậu, sốt phát ban... Các triệu chứng luôn khiến bố mẹ phải lo lắng. Các bé sẽ cảm thấy rất yếu, mệt mỏi, và đau nhức toàn thân. Bé có thể bị ho khan, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau họng, sưng hạch, đau đầu nghiêm trọng, mắt, khó chịu... Cùng với đó là trẻ không muốn ăn bất kỳ thứ gì. Thậm chí, ở trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi, cảm cúm có thể gây ra thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa...

Tránh
sai lầm khi con bị cảm cúm

Tránh sai lầm khi con bị cảm cúm

Theo Ths - Bs Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa đông y bệnh viện 108, một sai lầm phổ biến của các gia đình là khi con bị sốt, ho là lập tức mua thuốc kháng sinh cho con uống.

Theo Ths - Bs Hoàng Khánh Toàn, thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, nhưng bệnh cảm lạnh và cảm cúm lại là do virus, một loại vi trùng tinh vi và hoàn toàn khác với vi khuẩn. Do đó, nếu không đi khám, không xác định đúng sốt, ho là do vi khuẩn hay vi rút thì có thể gây kháng thuốc, làm trẻ dễ rơi vào tình trạng nặng hơn.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, thời điểm con ốm, cha mẹ cần phải bình tĩnh để lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, cũng cần phải có những biện pháp dự phòng để tăng sức đề kháng của trẻ. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhất là trước khi ăn, sau khi đùa nghịch, đi vệ sinh. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả) và có thể sử dụng thêm các tinh chất tự nhiên để nâng cao sức đề kháng cơ thể, tiêu diệt vi rút như TPCN Kovir.

Con cái ít bị ốm thì gia đình bố mẹ cũng đỡ bị áp lực, căng thẳng, dẫn đến cãi vã không cần thiết.

TPCN Viên uống KOVIR kết hợp độc đáo chế phẩm sinh học nguồn gốc từ Colostrum và Allium sativum, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhờ khả năng cung cấp các yếu tố miễn dịch trực tiếp và công nghệ bào chế đặc biệt giúp hoạt chất hấp thu nhanh.

Để chứng minh tác dụng, BV Đa khoa tỉnh Hải Hậu mới đây đã tiến hành một công trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của TPCN KOVIR trong điều trị bệnh cúm và các bệnh do vi rút vào tháng 1/2014.

Nghiên cứu trên 110 bệnh nhân mệt, đau nhức xương cơ, nóng rát tại chỗ(91,8%); Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi (59,1%); Ho, rát họng, sốt (90%); Đau đỏ mắt, loét miệng, mụn nước (36,4%) cho thấy KOVIR có khả năng cắt giảm các triệu chứng của bệnh cúm (hắt hơi, sổ, nghẹt mũi, nhức xương cơ khớp, mệt mỏi, ho, rát họng, sốt,...) hiệu quả.

TPCM Kovir có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe của cơ thể góp phần phòng ngừa nhiễm bệnh nhất là cảm cúm; có tác dụng tốt trong việc kích thích tiêu hóa, chống đầy bụng, giúp ăn chóng tiêu.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Huyền Linh