1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những tiến bộ y học biến phim viễn tưởng thành sự thật

(Dân trí) - Những “bộ xương” robot giúp người liệt đi lại, những thiết bị tí xíu lấy cảm hứng từ… dòi có thể “ăn sạch” khối u, hay những cỗ máy việc không mệt mỏi để hỗ trợ thầy thuốc trong bệnh viện – trên nhiều khía cạnh, có vẻ như tương lai của y học đã bắt đầu.

Các chuyên gia cho biết, ở mức độ thử nghiệm, nhiều kỹ năng của con người đã được nâng cao hoặc thay thế bằng robot hoặc các thiết bị công nghệ cao khác – và có thể chúng sẽ trở nên phổ biến chỉ trong vòng vài năm nữa.

 
Mắt phỏng sinh học


 

Mắt phỏng sinh học

 

“Nếu 10 năm trước có ai đấy được nghe kể về điều này, hẳn họ sẽ nói rằng đó là chuyện viễn tưởng. Nhưng ngày nay, nó đã trở thành hiện thực,” bác sĩ chuyên khoa mắt người Pháp Gerard Dupeyron nói về một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay giúp ích cho con người – mắt phỏng sinh học.

 

Mắt phỏng sinh học là một trong những tiến bộ gần đây trong việc điều trị bệnh thoái hóa võng mạc, đã giúp phục hồi thị lực thô cho hàng chục bệnh nhân ở châu Âu và Mỹ.

 

Hệ thống gồm một chip điện tử cấy trong mắt để mô phỏng chức năng các tế bào cảm thụ quang học của võng mạc, thường kết hợp với một camera tí hon lắp trên cặp kính đeo mắt giống như kính râm thể thao.

 

Camera gửi ảnh qua một máy tính nhỏ tới chip, chip điện tử sẽ chuyển ảnh thành tín hiệu điện gửi lên não, ở đây tín hiệu điện sẽ được diễn giải thành hình ảnh “nhìn thấy”. Trên một thiếu bị mẫu, bản thân con chip vừa có chức năng cảm thụ ảnh sáng, vừa có chức năng truyền tín hiệu.

Một nhược điểm đối với hàng chục triệu người bị những bệnh như viêm võng mạc sắc tố chi phí  - thiết bị hỗ trợ này có giá khoảng 100.000 euro (khoảng 3 tỷ đồng) mỗi chiếc.

 

“Dòi máy” ăn khối u

 

Năm ngoái, các nhà khoa học tại Trường Y Đại học Maryland (Mỹ) đã phát triển một thiết bị “rùng rợn” lấy cảm hứng từ những… con dòi.

 

Thiết bị tiêu diệt khối u bằng dòng điện và “ăn sạch” những mảnh vụn.

 

Mẫu thiết bị có hình dạng giống như ngón tay có nhiều khớp nối cho phép nó di chuyển theo nhiều hướng. Ý tưởng về loại robot phẫu thuật thần kinh tí hon này ra đời từ thực tế là các bác sĩ rất khó “với tới” những khối nằm sâu trong não. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm thiết bị trên lợn và trên tử thi.

 

Kẹp nghiền ung thư

 

Lấy cảm hứng từ những chiếc càng cua, các nhà khoa học Singapore đã chế tạo một loại robot tí hon có thể đi qua họng vào dạ dày để cắt khối u bằng những chiếc kẹp rất nhỏ.

 

Một tay robot sẽ giữ chặt khối u trong khi tay kia cắt khối u ra từng mảnh nhỏ. Theo Trường Đại học công nghệ Nanyang (NTU), thủ thuật có thể chỉ mất 20 phút và một ngày nào đó sẽ thay thế cho những ca mổ mất nhiều giờ.

 

Hệ thống có tên The Master and Slave Transluminal Endoscopic Robot (MASTER) đã được thử nghiệm thành công trên bệnh nhân.

 

Bộ xương robot

 

Các kỹ sư trên khắp thế giới đang chạy đua để thiết kế ra những bộ xương robot nhẹ nhất và tự động nhất, không chỉ để phục hồi cử động cho người tàn tật mà còn để tăng cường sức mạnh và sức bền cho những người phải mang hành lý nặng hoặc phải đi bộ xa, nhưng các binh sĩ hoặc nhân viên cứu hộ.

 

Được gắn vào thân dưới, nhưng thiết bị này hoạt động nhờ những động cơ giúp cơ bắp đỡ căng – tương tự như bộ đồ được điều khiển bằng não giúp người liệt đá bóng tại lễ khai mạc World Cup vừa qua.

 

Nhiều mẫu thiết bị đã được phát triển, nhưng vẫn còn những thách thức cần vượt qua trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp điện liên tục, lâu dài và ổn định.

 

Để khắc phục tình trạng run tay ở người và nhu cầu cần có dụng cụ để phẫu thuật những cơ quan sâu trong cơ thể, nhưng chiếc kìm và kẹp robot thông minh được điều khiển bởi bác sĩ mổ đang được sử dụng ngày càng nhiều trong những thủ thuật xâm nhập tối thiểu. Chúng cũng có độ xoay và di chuyển vượt xa khả năng của bàn tay người, và khiến việc phẫu thuật từ xa trở nên khả thi bằng cách cho phép các bác sĩ điều khiển dao mổ trong những bàn tay robot ở tận một châu lục khác.

 

Để tiết kiệm cho ngành y chi phí quý giá về công lao động, các robot cũng đang bắt đầu đảm nhiệm nhiều công việc tại bệnh viện như đẩy cáng.

 

Còn tại nhà, chúng có thể giúp người tàn tật giao tiếp và sống động lập hơn – ví dụ như cánh tay robot có gắn một chiếc thìa sẽ cho phép người tàn tật tự ăn.

 

Cẩm Tú

Theo Channelnewsasia

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm