1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những thói quen khiến trẻ “khủng hoảng” cân nặng

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giúp trẻ phát triển toàn diện không phải là từ việc ép trẻ ăn thật nhiều đồ bổ, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo.

 Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em hiện nay đã có dấu hiệu giảm rõ rệt, thay vào đó, tỉ lệ thừa cân và béo phì lại tăng lên không ngừng.

 

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân béo phì ở TP.HCM năm 2013 vượt cả mức trung bình của các nước phát triển .

 

Theo Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, trung bình một năm nước ta có khoảng 95.000 – 100.000 trẻ bị thừa cân béo phì.

 

Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng này, nhưng yếu tố đầu tiên là sự thay đổi bữa ăn của các gia đình, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn của trẻ có sự thay đổi đáng kể về lượng chất đạm và chất béo. Trong khi đó, trẻ lại hạn chế thời gian vận động do tiếp xúc quá nhiều với tivi, máy tính, khiến cho nguồn năng lượng tiêu hao giảm đi rõ rệt.

 

Ăn quá nhiều thực phẩm với hàm lượng béo cao là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị béo phì

 
Lạm dụng váng sữa

Lạm dụng váng sữa

 

Một thực tế hiện nay là các bậc phụ huynh thường cho bé sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc các sản phẩm từ sữa để cho con tăng cân khỏe mạnh. Trong đó, có tình trạng lạm dụng váng sữa, vì cho rằng váng sữa là những gì chắt lọc tốt nhất từ sữa.

 

Theo PGS-TS Phạm Văn Hoan, Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học (ISMS), váng sữa thực chất là lớp kem sữa bên trên sữa, có chứa các thành phần tương tự sữa nhưng hàm lượng chất béo có trong một hộp váng sữa chiếm 70%, thậm chí lên đến 90%, phần còn lại là một số vitamin và khoáng chất khác.

 

Theo khảo sát của ISMS, chỉ có khoảng 3% các bà mẹ đọc thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, điều này đồng nghĩa với việc rất ít người biết được thành phần chất béo quá cao này . Nhiều bậc cha mẹ vô tư cho trẻ ăn váng sữa mỗi ngày, có những trường hợp cá biệt lên đến 2-3 hộp/ngày, với mong muốn váng sữa sẽ giúp trẻ mập mạp, khỏe mạnh.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, váng sữa chỉ nên làm bữa phụ trong ngày cho trẻ, vì váng sữa có quá nhiều chất béo, do đó với hệ tiêu hóa còn non yếu, khi sử dụng quá nhiều, trẻ sẽ rất dễ đầy bụng, tiêu chảy và nặng hơn nữa là các bệnh lý liên quan đến cân nặng như tim mạch, tiểu đường và tiêu hóa khi trưởng thành.

 

"Chiều" ý thích thức ăn nhanh của con

 

Bên cạnh đó, các bé còn rất thích các loại thức ăn nhanh như gà rán, hăm-bơ-gơ, bánh kẹo... và các bậc phụ huynh thì hay chiều theo ý thích của trẻ mà không quan tâm đến thành phần dinh dưỡng và năng lượng mà mỗi thực phẩm đó mang lại.

 

Thực tế, đồ ăn nhanh thường rất giàu năng lượng, nhưng lại rất thiếu các vi chất dinh dưỡng. Một bánh hăm-bơ-gơ kẹp thịt, một phần khoai tây chiên và một lon nước ngọt sẽ cung cấp hơn 1800 kcal, gần bằng với lượng calo cần thiết cho cả một ngày hoạt động của người trưởng thành, trong khi đó nhu cầu của trẻ thì lại ít hơn rất nhiều.

 

Như vậy, chỉ cần ăn thêm bất cứ đồ ăn nào khác, cơ thể cũng sẽ bị tích trữ một nguồn năng lượng dư thừa so với mức cần thiết. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục thì chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, trẻ có thể rơi vào tình trạng thừa cân kèm theo hàng loạt nguy cơ bệnh lý liên quan khi trưởng thành như rối loạn chuyển hoá mỡ, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

 

Cho uống nước ngọt thoải mái

 

Ngoài thức ăn nhanh thì nước giải khát có ga là loại thức uống cũng được nhiều trẻ thích. Nước ngọt có ga là loại thức uống chứa CO2 bão hòa và hàm lượng đường cao. Đây là những tác nhân làm hủy hoại men răng, gây ra chứng sâu răng và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Nước ngọt có ga chỉ cung cấp năng lượng rỗng và có tác dụng giải khát chứ không giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn.

 

Không nên cho trẻ ăn thường xuyên và quá nhiều thức ăn nhanh theo sở thích của trẻ.
Không nên cho trẻ ăn thường xuyên và quá nhiều thức ăn nhanh theo sở thích của trẻ.

 

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cân bằng

 

Phụ huynh nên tập thói quen đọc thành phần sản phẩm khi lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng cho con để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Theo Viện nghiên cứu Y - Xã hội học ISMS, khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng và cân đối tỷ lệ 3 nhóm chất đạm : bột: đường, và bổ sung vitamin theo từng độ tuổi đã được khuyến nghị theo bảng dưới đây:

 
Khẩu phần dinh dưỡng được khuyến nghị
Năng lượng (Kcal)
Protein (%)
Lipid (%)
Glucid (%)
Nhóm từ 1-3 tuổi
100
13,6
37,5
48,9
Nhóm từ 4-6 tuổi
100
13,5
22,5
64
 
Cần lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm phù hợp cho trẻ với một chế độ dinh dưỡng cao và cân bằng
Cần lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm phù hợp cho trẻ với một chế độ dinh dưỡng cao và cân bằng

 

Trong giai đoạn phát triển đầu đời này, trẻ cần chế độ dinh dưỡng cân bằng cho sự phát triển cân đối giữa chiều cao và cân nặng. Ngoài 3 nhóm chất dinh dưỡng kể trên, thì việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng cho trẻ. Mẹ nên cung cấp cho trẻ những dưỡng chất thiết yếu vitamin A,B, K2 iot, canxi, và sắt... Trong đó, vitnamin K2, là loại vitamin ít được nhắc tới, nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hấp thụ canxi, giúp tăng mật độ xương, cho trẻ phát triển chiều cao tối ưu.

 

Ngọc Nguyễn