1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những sai lầm phổ biến khi thải độc gan

Detox, ăn nhiều rau, dùng lá cây hoặc bài thuốc chưa kiểm chứng khoa học... không giúp thải độc gan như nhiều vẫn nghĩ.

Giải độc giúp cơ thể tránh được bệnh tật, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người ngộ nhận rằng giải độc là "rửa" lá gan cho sạch bằng các loại lá cây, thức uống detox hay các bài thuốc truyền miệng chưa được chứng minh khoa học…

Thức uống detox

Detox là phương pháp thải độc cơ thể bằng các loại nước ép hỗn hợp có hàm lượng calo thấp, giúp giảm cân nặng. Quá trình này chỉ loại bỏ phần nào các độc tố qua thận, ruột, phổi, bạch huyết và da. Nó không tác động trúng đích vào gan - cơ quan giải độc chính của cơ thể. Detox cần được áp dụng khoa học, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Detox cần được áp dụng khoa học, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Detox cần được áp dụng khoa học, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dùng bài thuốc truyền miệng

Thuốc Tây hay Đông y đều chứa thành phần có thể gây hại lá gan. Vì vậy, thuốc cần được nghiên cứu, bào chế đúng cách để giữ lại những hoạt chất có lợi, loại bỏ độc chất có hại. Tránh tùy tiện sử dụng các bài thuốc chưa được chứng minh khoa học, liều lượng không phù hợp. Cây thuốc hay thảo dược cần có nguồn gốc tin cậy, không phun hóa chất, không ẩm mốc… Các tạp chất và độc tố có trong lá, rễ, thân, quả có thể khiến gan nhiễm độc, xơ, viêm.

Sử dụng các bài thuốc dân gian mập mờ nguồn gốc, sai liều lượng gây nguy hiểm.
Sử dụng các bài thuốc dân gian mập mờ nguồn gốc, sai liều lượng gây nguy hiểm.

Ăn nhiều rau

Nhiều người cho rằng ăn nhiều rau sẽ giúp gan thải độc, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, quan điểm này chưa đúng. Có thể chia thực phẩm tốt cho gan thành hai nhóm chính: nhóm thúc đẩy tiến trình loại bỏ độc tố và nhóm giàu chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ gan.

Nước, rau xanh, các loại hạt, hoa quả tươi (táo, bơ, cam…) là những thực phẩm hàng đầu. Ngoài ra, cần lựa chọn nguồn thực phẩm sạch đảm bảo chất lượng vệ sinh. Bên cạnh đó, không nên ăn quá nhiều protein mỗi ngày, hạn chế bia rượu để gan được nghỉ ngơi. Bạn cũng nên hạn chế đồ chiên xào, dầu ăn, tiêu ớt và thức ăn nhiều gia vị...

Cà gai leo có tác dụng thải độc gan.
Cà gai leo có tác dụng thải độc gan.

Thải độc gan là giúp cơ quan này tăng khả năng xử lý độc tố từ bên ngoài vào cơ thể. Song song đó, cần chủ động chống độc cho gan từ bên trong. Chọn lựa thực phẩm sạch, kiêng bia rượu, bỏ thuốc lá, nghỉ ngơi hợp lý, chăm tập luyện thể thao… là những phương pháp cần thực hiện thường xuyên. Nếu muốn thải độc gan bằng thảo dược, nên chọn những cây thuốc được khoa học chứng minh hiệu quả như cà gai leo, mật nhân, diệp hạ châu...

Theo đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan”, các hoạt chất trong cây cà gai leo có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Nó cũng ức chế phát triển xơ gan, chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư gan.

Hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B tốt hơn khi kết hợp với cây mật nhân (bá bệnh, mật nhơn). Chúng làm âm tính HBsAg và giảm nồng độ virus trong máu bằng cách kích thích miễn dịch nội sinh của cơ thể, sản sinh các cytokin loại bỏ virus.

Giống cà gai leo và mật nhân cũng được dùng chung với diệp hạ châu để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da. Chất đắng (phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal) trong diệp hạ châu có nhiều tác dụng giải độc, khôi phục chức năng gan do uống nhiều bia rượu. Chúng làm gia tăng lượng glutathione - chất bảo vệ gan thường thiếu trầm trọng ở người hay dùng đồ uống có cồn.

An San

Những sai lầm phổ biến khi thải độc gan - 4

Giải độc gan TaTra chứa cà gai leo, mật nhân, diệp hạ châu, hỗ trợ tăng cường chức năng gan trong các trường hợp men gan cao, viêm gan siêu vi, xơ gan, mẩn ngứa, nổi mề đay. Ngoài ra, bảo vệ tế bào gan do rượu bia, hóa chất độc hại.

Sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Ân. Giấy phép quảng cáo số 33920/2016/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.