1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những sai lầm khi điều trị cảm cúm

(Dân trí) - Trong một năm, hầu như ai cũng có mắc bệnh cảm cúm ít nhất 1 lần, đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh. Vì là bệnh thường gặp và cũng thường tự khỏi nên kéo theo đó là những quan niệm sai lầm.

Bệnh của mọi người

 

Trong một năm, hầu như ai cũng có mắc bệnh cảm cúm ít nhất 1 lần, đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh. Vì là bệnh thường gặp nên người bệnh có tâm lý chủ quan là bệnh này nhẹ, không quan tâm đúng mực và không phải ai cũng biết điều trị đúng cách vì vậy biến chứng gây ra từ cảm cúm vẫn thường xảy ra. Dưới đây là một số sai lầm trong điều trị  bệnh cảm cúm mà vẫn tồn tại hiện nay.

 

Chủ quan không chữa ngay từ đầu

 

Cảm cúm thường có những triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu… Nhiều người cho rằng đây là bệnh nhẹ nên để bệnh tự khỏi mà  không điều trị. Thực chất, cảm cúm là bệnh lý  về đường hô hấp, nguyên nhân gây bệnh đến từ siêu vi (virus). Trong các loại vi rút đó, có  loại lành tính nhưng cũng có rất nhiều loại vi rút nguy hiểm như H1N1, H5N1... Vì vậy, dù do vi rút nào nhưng nếu chủ quan mà không chữa trị  ngay từ đầu mà để bệnh tự khỏi thì  có thể sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về tai như viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch và đường hô hấp như  viêm xoang, viêm phế quản, viêm hô hấp….

 

Không nhìn đầy đủ triệu chứng để chữa bệnh

 

Như nói ở trên, khi gặp cảm cúm, người bệnh hay hắt hơi, sổ mũi, đau đầu…, nặng hơn thì có thêm các triệu chứng như ho, có đờm, đau họng…. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không tự xác định đầy đủ các triệu chứng mà chỉ quan tâm những triệu chứng nổi bật nhất làm mình khó chịu để chữa. Chẳng hạn, dù gặp các triệu chứng trên nhưng do chỉ  không chịu được cơn đau đầu nên nhiều người bệnh chỉ uống thuốc có paracetamol để giảm  đau và không quan tâm lắm đến những triệu chứng khác. Một số người bệnh khác tin rằng mình rất khỏe vì vậy  cơ thể sẽ tự  vượt qua các triệu chứng khác. Trong khi đó, chính các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho là  bước đầu của nhiễm trùng đường hô hấp, dễ  dẫn đến các biến chứng sau đó như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi…

 

Dùng kháng sinh không đúng cách

 

Thói quen khác không tốt là  người dân hay lạm dụng các thuốc kháng sinh khi bị  ho, sổ mũi trong khi nếu biết rằng bệnh cảm cúm là  do siêu vi thì không cần phải dùng kháng sinh mà chỉ cần dùng thuốc để giảm triệu chứng mà thôi. Kháng sinh chỉ cần thiết khi cảm cúm có biểu hiện bội nhiễm, tức là bị nhiễm vi trùng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường phải tuân theo chỉ định và dùng theo toa của bác sĩ, nếu tự ý dùng hoặc dùng không đủ liều sẽ dẫn đến lờn thuốc và sẽ rất khó chữa cho những lần bội nhiễm lần sau. Chắc chắn phải cần có tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

 

Không dùng đủ liều và đủ thời gian

 

Nhiều trường hợp, trong nhà cùng mắc cảm cúm, dù triệu chứng không hoàn toàn giống nhau giữa các thành viên trong gia đình nhưng họ lại dùng chung một loại thuốc và tự  ý tăng giảm không có cơ sở, ví dụ, người con (trên 12 tuổi) mắc bệnh thì uống 1 viên, Mẹ  bệnh thì uống 2 viên, Ba bệnh thì uống 3 viên. Đây là thói quen cần tránh, sự áng chừng không đúng đắn sẽ dẫn đến điều trị không hiệu quả, hoặc uống quá liều có khi dẫn tới lờn thuốc, thậm chí gây ngộ độc thuốc. Có người thì chỉ uống đúng 1 lần thấy các triệu chứng giảm bớt thì ngưng uống thuốc ngay trong khi một đợt bệnh kéo dài ít nhất 3 ngày cần uống thuốc đầy dủ để trị dứt cảm cúm.

 

Trọng tâm của điều trị cảm cúm là điều trị triệu chứng, vì thế chọn thuốc phù  hợp để trị dứt điểm các triệu chứng. Cảm cúm không biến chứng có thể được điều trị bằng các thuốc không cần kê toa (OTC). Điều chỉnh liều theo trọng lượng cơ thể bằng cách đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
 
Tìm hiểu về bệnh cảm cúm, cách điều trị  cũng như  phòng ngừa  đúng  để có đời sống vui và  khỏe

 

Những sai lầm khi điều trị cảm cúm - 2

TS. BS Nguyễn Trọng Minh

 
Để có những kiến thức cơ bản trong việc phòng ngừa và điều trị cảm cúm, các bạn hãy cùng tham gia buổi giao lưu trực tuyến cùng TS.BS Nguyễn Trọng Minh từ 14 -16h ngày 09/12/2011. Ngay từ bây giờ, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây.
 
N.H

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm