“Những nữ thầy thuốc vượt khó, tận tâm với nghề”

(Dân trí) - Đây là chủ đề của chương trình giao lưu trực tuyến vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội. 4 nữ thầy thuốc từ tuyến trung ương đến địa phương… đã cùng chia sẻ những khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống mà họ đã vượt qua.

  

BS Nguyễn Thị Dịnh, PGĐ TT Y tế huyện Quỳ Châu, Nghệ An: Vị trí nào cũng đáng tự hào!


BS Nguyễn Thị Dịnh, PGĐ TT Y tế huyện Quỳ Châu, Nghệ An: Vị trí nào cũng đáng tự hào!

 

Theo BS Dinh, y tế dự phòng rất cần được quan tâm và chú trọng. Bởi nếu được chứng kiến dịch sốt rét năm 1991 ở Quỳ Châu đã lấy đi 181 người thì “bạn cũng như tôi sẽ không băn khoăn khi đứng trong công tác dự phòng để góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân”.  Và trên thực tế, từ năm 1991 đến nay, chưa để xảy ra dịch bệnh nào trên địa bàn.

 

Tuy nhiên, đằng sau những thành công ấy là những vất vả, khó khăn do người dân thiếu hợp tác. BS Dinh kể, có lần xuống bản của xã châu Tiến tuyên truyền về làm hố xí hợp vệ sinh, gặp 1 người dân tộc Thái nói chúng tôi ko cần xây hố xí, chúng tôi đi vệ sinh ngoài đường thì càng mát và xua đuổi chúng tôi. 1 tháng sau lên xã Châu Tiến, gặp lại người đàn ông bị rối loạn tiêu hóa sau ăn tối nặng đến mức ko dậy được nhưng vẫn xin lỗi bác sĩ vì đã đuổi bs ra khỏi nhà nhưng từ nay em sẽ xây hố xí và để chuồng trại xa nhà”.

 

Mặc dù có rất nhiều khó khăn, vất vả đối với người cán bộ y tế dự phòng nhưng BS Dinh vẫn định hướng cho con gái đi theo nghề của mình vì đó là nghề cao quý và là chiến sĩ thầm lặng trong mặt trận chăm sóc sức khỏe dân.

 

BS Rơ Chăm Ly Va, Phó trưởng trạm y tế xã Ơ Chăm Ly Va công tác tại Trạm Y tế khu vực xã Ia Tul (huyện Ia Pa, Gia Lai): Dù thế nào tôi cũng vượt qua khó khăn.

 

Là bác sĩ thuộc tuyến cơ sở tiếp xúc với dân nhiều nhất trong khi số lượng nhân viên y tế lại rất ít (1.000 dân mới có 1 nhân viên y tế) nên công việc của BS Rơ Chăm Ly Va rất vất vả nhưng “tôi vẫn bám nơi này vì mình là người đồng bào nên mình phải phục vụ đồng bào của mình; niềm vui của tôi là chữa khỏi bệnh cho người”.

 

PGS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định tại buổi GLTT: “Nghề y là 1 nghề yêu quý nhưng cũng đòi hỏi sự hy sinh, tận tụy và hết lòng vì người bệnh” và nhấn mạnh: “Sinh viên ngành y giỏi chuyên môn thôi chưa đủ mà còn phải luôn trau dồi y đức để trở thành 1 người thầy thuốc tận tâm với nghề”.

Để vượt qua các hủ tục thầy mo, trạm y tế đã tổ chức nhiều buổi truyền thông đến tận thôn, bản, hộ gia đình và “mưa dầm thấm đất” thì dần dần họ nghe theo và người bác sĩ không còn xa lạ với người dân nữa.

 

“Tôi nhớ ngày đầu mới nhận công tác, đêm trực đầu tiên, 2h sáng thì có 1 toán người tới xin cứu chồng mấy ngày nay sốt, đâu đầu, mệt nhiều, rét run từng con… , chẩn đoán sốt rét và điều trị tích cực. Sáng hôm sau BN ngồi dậy, tự ăn được và 5 ngày sau xuất viện. dúi vào tay mấy con cá sông nướng. Đây là 1 niềm vui, vừa cứu được bệnh nhân vừa  không như miền xuôi, bác sĩ nhận được lời cảm ơn thật là hiếm”, BS Rơ Chăm Ly Va chia sẻ.

 

Về lý do vì sao chị có thể “say nghề” đến thế, BS Rơ Chăm Ly Va kể: “Ngày bé thường chứng kiến những cơn đau của cha và trước khi ba tôi mất ba tôi muốn con gái út làm bác sĩ nên dù thế nào tôi cũng vượt qua khó khăn”.

 

 

Bác sĩ Lê Thị Tố Uyên, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I: Được điều trị, họ bình thường như bao người khác

 

“Khi tốt nghiệp BS Đa khoa đã chọn nghề. Nói ra thì khó ai tin nhưng tôi đã chứng kiến bệnh nhân tâm thần ngay từ nhỏ bởi bệnh viện tâm thần ở ngay gần nhà. Chứng kiến họ nhập viện trong tình trạng kích động nhưng khi được điều trị thì họ chơi đùa, dạy hát dạy múa, dạy thêu, họ đã về bình thường như bao người khác”, BS Tố Uyên chia sẻ.

 

Chia sẻ về bí quyết tiếp xúc với những người tâm thần có hành vi nguy hiểm, ai cũng sợ, BS Tố Uyên cho biết: “Đối với bác sĩ không khó bởi đã được đào tạo”. Ngoài ra, BS Tố Uyên cũng lưu ý  và việc nhảy múa, la hét chỉ là 1 rối loạn tâm thần, còn có rối loạn lo âu, buồn vui, đau đầu, mất ngủ kéo dài….

 

Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, nhân viên y tế không tránh khỏi những tai nạn nghề nghiệp như đang cho bệnh nhân ăn thì bệnh nhân nhổ luôn vào mặt; bẻ gãy tay nhân viên y tế; rút kim đang tiêm chọc vào nhân viên y tế….

 

Do đó, phẩm chất hàng đầu của các bác sĩ tâm thần là biết chia sẻ, cảm thông và đem hết khả năng và nhiệt tình điều trị cho bệnh nhân.

 

TS.BS Phạm Thị Thanh Thủy, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai: Cần có tâm và giỏi chuyên môn

 

Động lực để TS.BS Thanh Thủy theo đuổi công việc nguy hiểm này là được chứng kiến những người bệnh liệt giường dần đi lại được, người bệnh hôn mê dần tỉnh lại….

 

Chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân nuối tiếc vì nếu biết sớm rằng có thể điều trị bệnh HIV thì bệnh nhân sẽ vào viện sớm hơn, TS.BS Thanh Thủy cho biết: Cách đây 2 năm tiếp nhận bệnh nhân 30 tuổi, nhiễm HIV 8 năm, bị nghiện HIV, nhập viện trong tình trạng sốt, ho, sút cân… mà gia đình không biết. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc tận tình và điều trị tích cực, sự kiệt quệ về thể xác và nỗi lo lắng về tinh thần đã dần được hóa giải.

 

Về phẩm chất của người thầy thuốc, TS.BS Thanh Thủy cho rằng cần có 2 phẩm chất: có tâm và giỏi chuyên môn.

 

Trần Phương (tổng hợp)