Những lưu ý giúp phòng dịch bệnh cho trẻ hiệu quả
Dịch sởi vừa tạm thời lắng xuống thì dịch tay-chân-miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu... lại bùng phát, có thể dẫn tới nguy cơ dịch chồng dịch. Để phòng bệnh hiệu quả cần giữ vệ sinh, tránh chỗ đông người và tăng đề kháng cho con.
Dịch chồng dịch!
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) từ đầu năm 2014 đến tháng 5 năm 2014, cả nước ghi nhận 17.410 ca mắc và 2 trường hợp tử vong do tay - chân - miệng (TCM); 16.380 trường hợp mắc bệnh thủy đậu trong đó 90% trường hợp là trẻ em có độ tuổi từ 2-7; hơn 9.000 trường hợp mắc và 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; hơn 4000 trường hợp mắc sởi, trong đó có 134 trường hợp tử vong, tuy nhiên đến nay dịch sởi đã có dấu hiệu lắng xuống.
Các chuyên gia y tế nhận định, sau dịch sởi rất có thể dịch TCM, thủy đậu, viêm não Nhật bản và sốt xuất huyết sẽ tiếp tục bùng phát. Dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ từ tháng 6 đến tháng 10, tháng 6 đến tháng 8 sẽ là “mùa” của bệnh Viêm não Nhật Bản ở phía bắc và dịch TCM sẽ quay trở lại vào khoảng tháng 9 đến tháng 12.
Nguy hiểm hơn, các loại dịch bệnh nêu trên lại đang có xu hướng xảy trong cùng một thời điểm nên với những trẻ có sức đề kháng kém hoặc trẻ không được chăm sóc đúng cách và đủ chất dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cùng lúc bị lây nhiễm chéo hoặc mắc hết bệnh này đến bệnh kia.
Tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh
Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Do đó, để đối phó với dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các dịch bệnh nguy hiểm như: uốn ván, lao, viêm não nhật bản, sởi… theo chương trình tiêm chủng quốc gia, các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cho con bằng cách thực hiện “3 sạch” - ăn uống sạch, ở sạch, đồ chơi sạch…
Tăng đề kháng cho con là cách tốt nhất để phòng ngừa dịch bệnh
Bên cạnh đó, phụ huynh cần hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh; diệt muỗi và tránh để trẻ bị muỗi đốt; nên cho trẻ ngủ đúng và đủ giờ; nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu sinh tố như cam, xoài, lê , đu đủ, cà rốt, bí đỏ, súp lơ, cà chua, các loại đậu… Kết hợp với thịt, cá, trứng… sẽ bổ sung thêm các vitamin A, E, B9, B6, B12, Kẽm, Selen… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Siro tăng đề kháng Ích Nhi chiết xuất từ Hoa Cúc Tím Echinacea có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh và làm giảm mức độ bệnh.
Hơn nữa, β glucan cùng chiết xuất Hoa Cúc Tím Echinacea đã tạo ra một kết hợp đặc biệt giúp tăng cường, kích thích miễn dịch cho hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, giúp trẻ ít mắc các bệnh thuộc 2 hệ này.
Không chỉ cung cấp các vitamin, acid amin thiết yếu cho cơ thể giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch, Siro tăng đề kháng Ích Nhi còn bổ sung thêm Selen giúp phục hồi khả năng miễn dịch của cơ thể cho trẻ nhanh khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe tốt sau khi ốm.
Sử dụng Siro tăng đề kháng Ích Nhi thường xuyên sẽ củng cố hệ miễn dịch giúp trẻ phòng bệnh, phục hồi sức khỏe nhanh sau ốm.
Siro tăng đề kháng Ích Nhi - giải pháp hữu hiệu để trẻ vượt qua các đợt dịch bệnh nhanh chóng và an toàn hơn. (*) Khuyến cáo: Nên sử dung Siro tăng đề kháng Ích Nhi cho trẻ trong vùng có dịch.
Để được tư vấn về sức khỏe trẻ em, độc giả vui lòng gọi trung tâm tư vấn 04. 3995.3901 hoặc truy cập website ichnhi.vn. |