Những “kháng sinh” thực vật tốt cho người bị ho
Người ta gọi những chất hữu cơ có khả năng diệt khuẩn có nguồn gốc từ thực vật này là “kháng sinh” thực vật hay là Phytonxit và những dược thảo giàu loại kháng sinh tự nhiên này là Kim ngân hoa, Cúc hoa, Khoản đông hoa, Bách hợp hoa.
Cơ chế gây ho
Ho không phải là bệnh lý, mà là một phản xạ nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ bên ngoài lọt vào.
Hiểu đơn giản, có 2 nguyên nhân chính gây ra ho: Thứ nhất là do nhiễm vi khuẩn, virus; Thứ hai là do dị ứng (thời tiết thay đổi, tiếp xúc với các chất kích thích,..).
Nếu do nguyên nhân dị ứng thì hiện nay thuốc được sử dụng thường là thuốc chống dị ứng hoặc siro long đờm. Trường hợp do nhiễm khuẩn sẽ phải sử dụng kháng sinh. Và khi đó, buộc phải tuân theo chỉ định dùng thuốc kháng sinh tổng hợp của bác sỹ để tránh lờn thuốc.
Các kháng sinh thực vật tự nhiên
Ngày nay, khái niệm kháng sinh còn được mở rộng đối với các hợp chất có khả năng diệt vi khuẩn, virus được chiết từ thực vật. Người ta gọi những chất hữu cơ có khả năng diệt khuẩn có nguồn gốc từ thực vật này là “kháng sinh” thực vật hay là Phytonxit. Những chất này có thể thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như ancaloid, các hợp chất quinon, flavonoid, tinh dầu v.v…
So sánh với kháng sinh tổng hợp, người ta thấy các “kháng sinh” thực vật tuy không mạnh bằng nhưng cũng đủ để chữa khỏi nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Không những thế, chúng còn có nhiều ưu điểm mà thuốc kháng sinh tổng hợp không có như khả năng kháng thuốc, an toàn, rất ít gây độc và giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.
Dưới đây là 1 số “kháng sinh” thực vật được Đông y ưa chuộng trong trị các chứng ho:
Hoa Cúc – tác dụng trên gần 200 loại vi rút gây cúm: Hoa cúc là loại hoa phổ biến nhất để trị ho và cảm cúm. Tất cả các loài hoa cúc đều có thể dùng làm thuốc. Theo các nghiên cứu hiện đại hoa cúc có tác dụng trên gần 200 loại vi rút gây cúm, giúp giảm ho, giảm nhức đầu và nghẹt mũi.
Theo Bách Khoa toàn thư về thảo dược ở nước Anh, hoa cúc có tác dụng giải độc tốt nhất cho hệ thống hô hấp. Các nhà khoa học đã tìm thấy một số chất trong hoa cúc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tương tự như hoạt chất trị ho tây y.
Cách dùng hoa cúc trị ho rất đơn giản, có thể hấp với đường phèn hoặc mật ong, ăn cả cái và nước.
Kim Ngân Hoa – trị cúm, giảm ho hiệu quả: Kim ngân hoa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực mạnh, tác dụng trên rất nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.
Kim ngân hoa trị cúm là một trong những bài thuốc dân gian được áp dụng rất phổ biến vì nó giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Ngoài ra Kim ngân hoa cũng rất hữu hiệu để trị sốt cao, chân tay co giật ở trẻ nhỏ.
Hoa Bách Hợp – chữa ho do viêm phế quản: Theo Đông y, bách hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, có công năng dưỡng âm nhuận phế, an thần, giải độc, thường dùng làm thuốc bổ, chữa ho, ho khan hoặc ho có đờm quánh, đặc biệt rất tốt cho trường hợp ho do viêm phế quản. Lưu ý không nên dùng Hoa bách hợp trong trường hợp tiêu chảy, tì vị hư hàn.
Siro An Khái Hoa giúp giảm ho, tiêu đờm, bổ phế Như vậy không chỉ đơn thuần giúp giảm ho tiêu đờm các loài hoa còn có tác dụng bổ phế, kháng khuẩn, kháng virus rất tốt, tạo nên công dụng trị ho toàn diện. Siro An Khái Hoa gồm 5 loại hoa quý (Hoa cúc, hoa mai, bách hợp hoa, kim ngân hoa, khoản đông hoa) cùng can khương, mật ong cùng các thảo dược quý sản xuất với công nghệ chiết xuất lạnh ở nhiệt độ thấp giúp giữ nguyên hoạt chất trong cánh hoa. An Khái Hoa rất hiệu quả và an toàn, phù hợp cho mọi đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: 1900 6436 |
Thu Hương