1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những điều nên biết về trà Ô long

Người xưa có câu: “Khách đến nhà không trà thì bánh”. Từ ngàn xưa, uống trà không những được xem như là thú chơi tao nhã mà còn là thức uống dùng để đãi khách.

Một loại thức uống tuy giản dị nhưng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và giảm stress, giúp đốt cháy chất béo và giảm cân. Tùy thuộc vào quá trình oxy hóa, người ta đã tạo ra nhiều sản phẩm trà với tên gọi khác nhau như: trà xanh, trà đen, trà đỏ (trà ô long), trà trắng…

Những điều nên biết về trà Ô long
Từ cây chè, tùy theo các quy trình chế biến khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau như: trà xanh, trà đen, trà ô long (trà đỏ), trà trắng…

Trà ô long được trồng từ vùng nào?

Trà ô long được chế biến từ cây trà (cây chè) với tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Đây là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà. Camellia Sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Có một điều không phải độc giả nào cũng biết là tất cả các loại trà như trà xanh, trà đen, trà đỏ (trà ô long)… đều được chế biến từ loài này. Sau khi được hái về, tùy vào quy trình chế biến ở mức độ ô-xy hóa khác nhau mà ta sẽ có được những sản phẩm trà với tên gọi khác nhau. Như trà đen là trà được cho lên men hoàn toàn rồi sấy khô, trà xanh là trà tươi không cho lên men, trong khi đó trà ô long (còn gọi là trà đỏ) là trà xanh được lên men nửa chừng. Nhờ quy trình bán lên men, lượng men trong trà ô long rất tốt cho những người bị mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp cũng như các vấn đề về gan và thận.

Hiểu một cách đơn giản, trà ô long chính là trà xanh được trải qua một quá trình chế biến bán lên men mà thành. Chính vì thế, cũng như các loại khác, trà ô long cũng được trồng ở những vùng núi đồi trên khắp Việt Nam mà chủ yếu là tại Thái Nguyên, Mộc Châu, Yên Bái hay Lâm Đồng.

Quy trình chế biến trà ô long

Để sản xuất được trà ô long, người ta phải tuyển chọn kỹ lưỡng từ những búp trà xanh chất lượng. Trà phải được hái bằng tay, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Sau đó, những đọt trà non sẽ được mang đi làm héo, và làm héo liên tục với quá trình chế biến nhiệt để tạo nên đặc trưng của trà ô long. Chính nhờ phương pháp bán lên men độc đáo này, trà ô Long dù không sử dụng hương hay bất cứ phụ gia nào trong chế biến vẫn cho ra hương vị thanh khiết rất riêng và mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Những lợi ích từ trà ô long

Trà ô long là trà xanh được lên men nửa chừng nên giữ được

Trà ô long là trà xanh được lên men nửa chừng nên giữ được
hương vị thanh khiết riêng và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hình: Internet.

Trà ô long được nhiều người biết đến nhờ những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Quá trình bán lên men giúp trà ô long vẫn giữ được hàm lượng Polyphenol, một chất làm tăng cường hoạt động của enzym SOD (superoxide dismutase), giúp ngăn ngừa các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn nữa, những thành phần tự nhiên trong lá trà ô long có khả năng làm chậm tiến trình lão hóa, giảm sự hình thành của tàn nhang và những nếp nhăn.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trà ô long có tác dụng kích hoạt sự trao đổi chất cơ bản. Quy trình trao đổi chất cơ bản tạo ra năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì các chức năng quan trọng. Chất polyphenol trong trà có tác dụng khử các oxy hoạt tính, một loại oxy có hại tự sản sinh trong có thể. Một cơ thể với quy trình trao đổi chất tốt và có lượng oxy hoạt tính ở mức tối thiểu sẽ phòng chống được các căn bệnh như ung thư, tiểu đường, xơ vữa động mạch, tim mạch…

Huyền Phạm

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm