“Nhồi” đến nỗi con sợ ăn

Chị Lưu Thị Thanh (Hoài Đức, Hà Nội) còn nhớ như in, khi ở tuổi ăn dặm, con ăn rất tốt, ngon miệng nhưng vì muốn trừ hao những lúc con ốm, mọc răng, chị luôn cố gắng nhồi con ăn nhiều, kể cả lúc con mệt, chán ăn...

Mỗi khi bé không ăn được nhiều, chưa hết bát là cả nhà chị Thanh lại làm đủ các cách như: cho xem hoạt hình, đưa đi ăn rong, làm trò hề, cầm roi dọa.... để bé chịu há miệng, nuốt thức ăn. Vậy nhưng gần đây, dù làm đủ kiểu như vậy nhưng bé Tôm con chị vẫn lắc đầu nguầy nguậy hoặc ngậm thức ăn đầy mồm rồi nhổ ra.

Có kinh nghiệm hơn chị Thanh vì con gái đầu đã từng có giai đoạn bị nhồi ăn đến mức có biểu hiện ợ nóng, chị Vũ Thị Xuân (Hà Đông, Hà Nội) quyết định để con trai thứ 2 được ăn theo nhu cầu.

"Tất nhiên, không phải mình để mặc con thích thì ăn, không thích thì thôi mà là cố gắng tìm hiểu chế độ ăn cho con theo từng bước phát triển của bé, khi nào cần nghiền nhuyễn, lúc nào tập ăn thô, rồi thay đổi thực phẩm, xen kẽ bữa chính và bữa phụ để thay đổi cho phù hợp", chị Xuân kể.

“Nhồi” đến nỗi con sợ ăn
Để cho trẻ được ăn những món bé thích trong bữa phụ như váng sữa, sữa chua, hoa quả… và cảm thấy thật thoải mái trong các bữa ăn chính.

Chị chia sẻ nếu như khi nuôi con lần đầu, chị chỉ cố gắng làm sao nhồi cho con ăn các món giàu đạm, tinh bột... thì ny, chị quan tâm đến việc bổ sung cho bé các thực phẩm giàu chất vitamin, khoáng chất, bổ sung thêm chất béo trong các bữa chính hay các bữa phụ...

Có những thời điểm bé chán ăn, chị chấp nhận để con nhịn hoặc ăn ít bởi sau đó thế nào trẻ cũng ăn bù lại...

Bà mẹ trẻ cũng chú trọng cho con ra ngoài trời vận động nhiều hơn và ăn ngủ đúng giờ giấc. Nhờ những cách này, chị Xuân không còn cảm thấy áp lực với việc ăn uống của con và bản thân các bé cũng tự giác, thoải mái hơn trong các bữa.

Theo Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em NT (Kim Mã, Hà Nội), tình trạng cha mẹ, người nhà ép con ăn khá phổ biến, và đôi khi vì mong muốn con ăn nhiều, ăn hết khẩu phần, không ít người dùng các biện pháp phản khoa học như quát mắng, bóp mũi, tát, đánh.. Một số trẻ, sau thời gian bị ép ăn phản ứng quyết liệt bằng cách nhất định không mở miệng, hay chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn là đã nôn, giãy giụa.

Nhà tâm lý cho rằng, theo bản năng sinh tồn, trẻ đói là phải ăn, chỉ cần bố mẹ điều chỉnh một chút, chẳng hạn chế biến hợp khẩu vị, hợp độ tuổi con, tạo điều kiện cho trẻ vận động nhiều, tiêu hao năng lượng... là ổn.

Trẻ
sẽ ăn ngon miệng khi được vận động và vui chơi nhiều.
Trẻ sẽ ăn ngon miệng khi được vận động và vui chơi nhiều.

Theo bác sĩ dinh dưỡng, khi trẻ biếng ăn, thay vì ép con, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm cách khắc phục phù hợp. Nhiều bé không muốn ăn vì thức ăn chế biến không hợp khẩu vị, nhàm chán, trẻ ăn vặt ngang dạ hay có bệnh lý hoặc thiếu vi chất nào đó.

Hãy kích thích trẻ ăn ngon bằng cách đổi món thường xuyên, tạo các món ăn nhiều màu sắc, bắt mắt, động viên trẻ bằng không khí vui vẻ. Trong một số trường hợp có thể đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra cụ thể, kê đơn nếu cần bổ sung vitamin khoáng chất để kích thích chuyển hóa trong cơ thể.

Chương trình "Chào nừng sản phẩm Monte thứ 90" của Công ty Cổ phần Đầu từ Phát triển Thương mại Delys – doanh nghiệp phân phối Váng sữa Monte, tiếp tục diễn ra đến ngày 7/2/2015. 

Mọi chi tiết về chương trình vui lòng truy cập website: http://delys.com.vn hoặc liên hệ tổng đài 1900 636 059/ Hotline 0968 69 8188 để được tư vấn giải đáp.

Đức Anh