Nhiều bệnh tật từ thảm họa thiên tai mà ra
(Dân trí) - Trong những năm gần đây, thiên tai xảy ra ở hầu khắp các vùng miền trên cả nước gây ra những tổn thất nặng nề về người và tài sản. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân.
Theo các chuyên gia y tế, biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi môi trường sinh thái, gây ra một loạt yếu tố có thể làm trầm trọng thêm, tràn lan một loạt các bệnh dịch mới. Gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.
Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật mang bệnh và tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.
Đặc biệt, hiện tượng nước biển dâng cao đang gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, đời sống, sức khỏe dân cư vùng đồng bằng ven biển. Bên cạnh đó sự gia tăng của nhiều loại hình thiên tai cả về cường độ và tần suất sẽ làm tăng số người chết... Gây ra hiện tượng thiếu lương thực, nước uống cho nhiều vùng.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, thiên tai xảy ra ở hầu khắp các vùng miền trên cả nước, gây ra những tổn thất nặng nề về người và tài sản, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người. Theo đó, nguyên nhân được đồng chí Văn Phú Chính, Cục trưởng Cục Phòng, chống thiên tai, Tánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương ương, chỉ ra là: “Do đặc trưng về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu, Việt Nam phải thường xuyên đối mặt với nhiều loại hình thiên tai. Theo thống kê, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là mực nước biển dâng”.
Do đó, trong 17 năm qua, Ủy ban Viện trợ nhân đạo Châu Âu đã hỗ trợ 13,2 triệu Euro cho nhiều tổ chức phi chính phủ, hội chữ thập đỏ và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thông qua 41 dự án (trong 9 vòng tài trợ) với nhiều hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thiên tai, thảm họa. Các dự án được thực hiện tại 26 tỉnh, thành phố tại Việt Nam với 17 đối tác tham gia. Qua đó, hơn 6,4 triệu lượt người đã được hỗ trợ nâng cao khả năng chống chịu thiên tai thông qua các hoạt động xây dựng năng lực địa phương, nâng cao nhận thức, vận động chính sách, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm…
Hiện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã xây dựng được 1 quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng được Chính phủ Việt Nam thông qua và sử dụng như công cụ thực hiện Đề án 1002: “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.
Thuý Hồng