Người mắc Covid-19 ăn hải sản được không?
Bổ sung dinh dưỡng từ hải sản có thể tăng sức đề kháng cho người bệnh khi đang hồi phục. Tuy nhiên, người mắc Covid ăn hải sản được không? Bị Covid-19 ăn lạnh được không?
Cần lưu ý những nguyên tắc nào khi ăn hải sản để đảm bảo dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 đang được khá nhiều người quan tâm.
Dinh dưỡng cần thiết và hàm lượng cần sử dụng phù hợp cho bệnh nhân F0
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 luôn là vấn đề đáng quan tâm. Dưới những tác động nguy hiểm, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng bảo vệ hệ miễn dịch.
Cung cấp protein cho F0
Chất đạm là một trong thành phần giúp nâng cao sức mạnh cơ bắp. Khi cơ thể suy nhược khó khăn trong các hoạt động hàng ngày có thể nguyên nhân là do thiếu đạm hoặc suy nhược. Đồng thời người bệnh suy giảm hệ miễn dịch suy giảm hệ miễn dịch cũng có thể là do thiếu đạm kéo dài.
Đạm được chia ra thành 2 nhóm chính là đạm động vật và đạm thực vật. Các loại hạt là nguồn đạm chính dành cho người ăn chay. Ngoài ra rau củ cũng sẽ phần nào cung cấp dưỡng chất này cho cơ thể. Cơm ngoài là tinh bột chứa vitamin nhóm B kích thích ăn ngon và nâng cao hệ miễn dịch cũng có chứa chất đạm.
Các loại chất đạm đến từ động vật trên cạn nên hấp thụ khoảng 50gr protein/ ngày. Nếu bạn sử dụng hải sản thì cần dùng đến 80g/ ngày. Lượng protein này có thể chênh lệch tùy vào chất lượng thực phẩm. Quan trọng hơn là bạn nên chia ra làm 2 - 3 lần cho các bữa trong ngày để đảm bảo khả năng hấp thụ của cơ thể.
Chất béo
Chất béo rất dễ bị loại bỏ trong khẩu phần ăn vì nhiều người quan niệm nó khiến tăng cân béo phì. Nhưng điều này không hoàn toàn chính xác với chất béo lành mạnh. Những thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa như cá hồi, hạt ngũ cốc luôn mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Chất béo bão hòa là nguồn chất béo không lành mạnh cần hạn chế. Lượng tiêu thụ các thực phẩm có chứa chất béo hàng ngày cũng cần cân đối hợp lý với nhu cầu của cơ thể. Người thường có thể sử dụng chất béo từ mỡ động vật, những bệnh nhân đang điều trị SARS-CoV-2 bác sĩ khuyên rằng nên dùng chất béo từ dầu thực vật tránh nguy cơ sốt cao.
Trái cây và rau xanh
Rau xanh và trái cây có một hàm lượng khoáng chất vi lượng lớn cùng chất chống oxy hóa đẩy mạnh quá trình hồi phục hệ miễn dịch cho cơ thể. Mỗi ngày nên chia nhỏ các bữa phụ để sử dụng trái cây như thế sẽ đảm bảo dinh dưỡng cơ thể cần. Ngoài ra rau xanh có thể bị mất đi dưỡng chất nếu bạn ăn trái mùa hoặc nấu sai cách.
Mỗi ngày cần sử dụng khoảng 300 - 350 gam rau xanh. Các loại quả nên sử dụng sau bữa ăn tầm 30 phút tốt nhất là ăn vào bữa phụ để chúng cách xa bữa ăn. Những loại quả không quá ngọt có thể ăn 300 gam/ ngày. Với những quả có nhiều dinh dưỡng và độ ngọt đậm như sầu riêng, chuối chỉ nên ăn lượng nhỏ khoảng 100 gam tới 120 gam.
Sử dụng men vi sinh
Men vi sinh là sản phẩm hỗ trợ và thúc đẩy chức năng hệ tiêu hóa. Trong ống tiêu hóa sự đối kháng giữa lợi khuẩn và vi khuẩn luôn diễn ra. Khi lợi khuẩn suy yếu giảm số lượng các vấn đề rối loạn tiêu hóa sẽ xảy ra. Sau đó chức năng đường ruột bị suy giảm cùng tổn thương sẽ ảnh hưởng quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Món ăn có vị chua nhờ lên men luôn chứa cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Vì thế, quy trình chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới hạn chế được vi khuẩn hay trùng sán xâm nhập vào cơ thể.
Men vi sinh từ sữa chua là loại men được sử dụng phổ biến vì chúng có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thói quen dùng sữa chua nên được duy trì 60 - 100 gam mỗi ngày tùy sở thích để nâng cao hệ miễn dịch của mọi lứa tuổi.
Sử dụng vitamin C
Trong mọi thông tin công bố, vitamin C luôn đứng đầu ở các danh sách tăng cường sức đề kháng. Dù là ở bệnh nào thì cũng cần bổ sung vitamin C. Ngoài dùng C sủi bạn có thể ăn cam hay hoa quả vị chua để bổ sung dưỡng chất này. Đu đủ, ớt chuông đỏ, cà chua, bông cải và ớt cũng có thể cung cấp vitamin C.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Rõ thấy nhất là người thiếu kẽm vết thương sẽ lâu lành. Vì thế bạn có thể sử dụng các loại hạt hoặc thịt nạc, hải sản hay sữa để bổ sung kẽm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Những thực phẩm chứa selen
Hải sản là một trong những thực phẩm chứa nhiều selen đặc biệt trong cá hồi, tôm hùm… Chất này có thể ngăn quá trình oxy hóa giảm sự phát triển gốc tự do dẫn đến ung thư.
Uống nước thường xuyên
Uống nước là hành động bảo vệ sức khỏe đơn giản nhất nhưng lại mắc sai lầm nhiều không kém. Cơ thể người mắc Covid-19 có thể sẽ thiếu nước hoặc mất nước gây đến thân nhiệt tăng sốt cao kéo dài.
Nước cũng có thể sinh tố hay súp không nhất thiết là nước lọc. Thói quen uống nước sẽ giúp bạn tránh xa thức uống không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và tâm lý.
Tăng cường dùng thảo dược và các loại gia vị thảo mộc
Chúng ta có thể tìm được nhiều loại thảo mộc tốt cho sức khỏe ngay trong vườn. Chúng tuy không phải là thuốc nhưng sử dụng đều đặn lượng nhỏ có thể ngăn ngừa viêm hay virus tấn công. Đinh hương, quế, gừng và tiêu cũng vậy. Tính ấm nóng của chúng sẽ giúp điều hòa khí huyết ngăn ngừa không cho virus tấn công vào cơ thể.
Người mắc Covid-19 ăn được hải sản không?
Hải sản là nguồn dinh dưỡng tự nhiên có nhiều khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Không hoàn toàn là nguy hiểm cho người bệnh nếu biết sử dụng chúng đúng cách và phù hợp.
Với người mắc chứng dị ứng hải sản thì việc sử dụng sẽ hạn chế hơn. Bạn không nên cố ăn nếu cơ thể mình mẫn cảm vì các biểu hiện sau dị ứng sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe. Thêm vào đó hải sản có tính hàn nên người bệnh cũng tùy theo tình trạng khi bác sĩ yêu cầu tránh ăn đồ lạnh đồ tanh thì không nên dùng hải sản.
Những nguyên tắc cần lưu ý để cân bằng dinh dưỡng cho F0
Với bệnh nhân F0 bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu là cần thiết. Sự đa dạng về thực phẩm ngoài tăng vị giác thì cũng giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Với người khỏe mạnh việc ăn hải sản là để bổ sung không có vấn đề nhưng người bệnh thì nên chú ý.
Trong tuần nên bổ sung từ 1 đến 2 bữa phụ có dùng sữa hoặc món ăn nhẹ. Cách này sẽ giúp bạn quen với việc chia nhỏ bữa ăn và đặc biệt mang lại hiệu quả nâng cao sức khỏe với người sốt cao, ho, mệt mỏi… dẫn đến chán ăn.
Các món ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ hỗ trợ lẫn nhau nâng cao sức đề kháng và giúp bệnh nhân mau khỏi. Đồng thời mỗi ngày bạn cần duy trì thói quen uống 2 lít nước để hạ sốt hay phòng mất nước do tiêu chảy.
Như vậy, những câu hỏi như Covid-19 ăn hải sản được không, bị Covid-19 ăn mực được không đều có thể linh hoạt theo tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu bác sĩ không khuyến cáo bạn nên kiêng đồ tanh đồ lạnh bạn có thể ăn lượng ít hải sản để xem phản ứng cơ thể.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai Gói khám hậu Covid-19 với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
4 lý do bạn nên lựa chọn gói khám hậu Covid-19 tại Vinmec:
- Bệnh nhân được sàng lọc theo triệu chứng và tư vấn gói khám phù hợp, tiết kiệm được chi phí và thời gian thăm khám
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tham gia thăm khám và tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân tối đa trong việc điều trị các triệu chứng bệnh
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán bệnh chính xác và kịp thời
- Quy trình sàng lọc, kiểm soát dịch bệnh theo tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn mùa dịch.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Hoàng Yến
Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park