Người đầu tiên trên thế giới nhiễm viêm gan siêu vi E
Một người đàn ông Hồng Kông vừa được chẩn đoán nhiễm loại viêm gan siêu vi E trước đây chưa từng thấy ở con người, nghi là lây nhiễm từ chuột.
Bệnh viêm gan siêu vi E lạ lùng đã được phát hiện ở người đàn ông giấu tên đển từ Choi Wan Estate (Hồng Kông) khi anh ta đi khám sức khỏe. Đó là một bệnh nhân vừa trải qua thủ thuật ghép gan vào năm ngoái tại Viện – trường Queen Mary, thuộc Đại học Hồng Kông, đang phải dùng thuốc chống thải ghép và theo dõi sức khỏe, khám tình trạng gan thường xuyên.
Viêm gan siêu vi E là một dạng bệnh chưa từng thấy ở người trước đây, mà chỉ xuất hiện ở động vật. Con người thường chỉ bị 4 chủng viêm gan siêu vi A, B, C, D, với mức độ phổ biến giảm dần và mức nguy hiểm tăng dần theo thứ tự alphabet.
Các nhà khoa học đã nhanh chóng tìm nguồn lây vì lo lắng từ ca viêm gan siêu vi E đầu tiên trên thế giới này sẽ phát sinh nhiều ca nữa. Khảo sát tại nơi sinh sống của người đàn ông, người ta phát hiện nhiều dấu vết phá hoại của chuột.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng bệnh có thể bị lây nhiễm qua đường ăn uống, khi bệnh nhân nói trên ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn bởi phân chuột.
Nhiều con chuột quanh khu vực bị bắt về phòng thí nghiệm, cộng với nhiều mẫu phân được thu thập trong nhà, cống, thùng rác… nhưng đều không thấy sự xuất hiện của virus. Tuy nhiên, một mẫu vật đông lạnh được lấy từ khu vực này năm 2012 lại dương tính với viêm gan siêu vi E, nên các nhà khoa học tin rằng con chuột mang bệnh vẫn lẩn khuẩt đâu đó.
Triệu chứng của viêm gan siêu vi E ở người bao gồm sốt, chán ăn, đau bụng, vàng da; có thể biến chứng nặng dẫn đến suy gan cấp tính và tử vong. Nam bệnh nhân nói trên được điều trị nội khoa và rất may đã hồi phục.
Phía Đại học Hồng Kông cho biết các thông tin chi tiết hơn về ca bệnh sẽ được trình bày trong báo cáo đứng đầu bởi giáo sư Yuen Kwok-yung và tiến sĩ Siddharth Sridhar, đến từ khoa Vi sinh của trường, dự tính đăng tải trên tạp chí y học Emerging Infectious Diseases vào tháng 12 tới.
Theo A. Thư
Người lao động