1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ngỡ đã khỏi, ai ngờ sỏi thận vẫn âm thầm tái phát

Trường Thịnh

(Dân trí) - "Hết sỏi mà vẫn chưa yên" - nghe có vẻ oái oăm nhưng đó lại là nỗi lòng của rất nhiều người mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Ngỡ đã khỏi, ai ngờ sỏi thận vẫn âm thầm tái phát - 1
Sỏi tái phát dễ gây những nỗi đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng thận

Hiểu lầm "chết người" của nhiều người bệnh sỏi sau điều trị

Bác MVT năm nay 55 tuổi nhưng đã mắc sỏi hơn 10 năm rồi. Đáng chú ý là vào thời gian đầu khi mắc sỏi, sau khi dùng phương thuốc dân gian một thời gian thì viên sỏi của bác đã được đẩy ra ngoài theo đường tự nhiên. Hớn hở vì sỏi ra ngoài khá dễ dàng, bác lao vào làm việc hăng say và nghĩ rằng mình đã "thoát", không màng quan tâm đến những viên sỏi đáng ghét nữa.

Bẵng đi thời gian dài, tuần trước, bác nhập viện trong tình trạng thận trái quặn thắt, đau đớn không chịu nổi. Càng tá hỏa hơn khi tiến hành siêu âm, bên thận trái của bác T có một ổ sỏi với viên lớn nhất hơn 3.5 cm, cùng 4, 5 viên sỏi nhỏ khác đang cố "chui đầu" xuống niệu quản. Không chỉ vậy, thận trái của bác cũng đã bị ứ nước độ 2 và đài thận cũng đang bị giãn, gây suy giảm chức năng thận rõ rệt. Vậy là chỉ trong vòng mấy năm cứ ngỡ sỏi đã hết, thì hóa ra chúng vẫn âm thầm sinh sôi nảy nở và tạo thành mối nguy hiểm khôn lường.

Đáng buồn là không chỉ bác T mà còn rất nhiều bệnh nhân gặp trường hợp tương tự, mọi người đều tỏ ra rất ngạc nhiên khi sỏi quay trở lại. Ngỡ không tái phát nên mọi người đều khá chủ quan và không nhận ra mối nguy hại từ sỏi cho đến khi gặp những cơn đau đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.

Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc phụ trách Ngoại thận tiết niệu - Bệnh viện Thu Cúc, Nguyên Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn, Phó Chủ tịch Hội Thận tiết niệu miền Bắc) cho biết đây là hiểu lầm của rất nhiều người bệnh rằng cứ chữa sạch sỏi là xong. Thực tế sỏi tiết niệu có thể quay lại bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu đến từ thói quen ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân và sự chủ quan không thăm khám tại bệnh viện.

Bệnh nhân sau chữa sỏi cần chú ý rất nhiều về chế độ ăn uống. Đặc biệt cần uống nhiều nước và không nhịn tiểu. Cần tuân thủ chế độ ăn theo lời khuyên của bác sĩ, hạn chế thức ăn chứa nhiều oxalat và canxi, giữ cân nặng ở mức hợp lý, tập luyện thể dục thể thao để thận hoạt động tốt. Đặc biệt cần tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe hệ tiết niệu thật cụ thể thông qua các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời nếu có nguy cơ tái phát sỏi.

"Vẹn cả đôi đường" với giải pháp từ chuyên gia

Với ổ sỏi tái phát của bác T, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc phụ trách Ngoại thận tiết niệu - Bệnh viện Thu Cúc, Nguyên Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn, Phó Chủ tịch Hội Thận tiết niệu miền Bắc) đã lên phác đồ điều trị toàn diện, kết hợp các phương pháp tán sỏi công nghệ cao để tiêu diệt ổ sỏi cho bệnh nhân.

Phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ sẽ được áp dụng để tiến hành tán vỡ viên sỏi lớn, sau đó bơm hút vụn sỏi ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Với các viên sỏi nhỏ dưới 1cm thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể để tán sạch sỏi. Phác đồ kết hợp toàn diện này chỉ được thực hiện tại các bệnh viện lớn với đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ ngoại tiết niệu giàu kinh nghiệm. Bệnh nhân vừa sạch sỏi, vừa tiết kiệm thời gian, vừa không quá đau đớn mà lại chóng phục hồi.

Ngỡ đã khỏi, ai ngờ sỏi thận vẫn âm thầm tái phát - 2
Bệnh nhân đang được tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Tuy nhiên câu chuyện chữa sỏi còn chưa đến hồi kết thúc. "Vì sỏi rất hay tái phát nên việc chữa trị quan trọng một thì việc ngăn ngừa tái phát sỏi lại quan trọng mười." - Bác sĩ Huyên chia sẻ. Theo đó, bệnh nhân T sau chữa sỏi vẫn luôn được theo dõi sát sao, được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt là không thể bỏ quên việc tái khám theo lịch để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tái phát sỏi.

"Quan trọng là người bệnh cần có ý thức và giữ lịch thăm khám định kỳ thì cơ hội cho sỏi tái phát là rất thấp. Đừng bao giờ bỏ mặc cho sỏi có cơ hội sinh sôi, nảy nở và gây nên những hậu quả khôn lường. Rất nhiều bệnh nhân vì không thăm khám sau chữa sỏi mà phải chịu đau đớn, thậm chí suy thận, hỏng thận phải cắt bỏ một bên." - Bác sĩ Huyên nhấn mạnh.

Với mong muốn đồng hành dài lâu cùng bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu, không chỉ chữa dứt sỏi cho bệnh nhân bằng các giải pháp công nghệ cao hiệu quả mà còn giúp người bệnh không còn nỗi lo tái phát sỏi, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc triển khai chương trình tặng Voucher "Đồng hành" cho bệnh nhân đăng ký tán sỏi trong tháng 12. Theo đó 100% người bệnh khi đăng ký tán sỏi sẽ được miễn phí khám và siêu âm hệ tiết niệu 4D trong vòng 3 năm. Đây là cơ hội tuyệt vời giúp người bệnh vừa tiết kiệm chi phí, vừa yên lòng sau khi tán sỏi, không còn lắng lo chuyện tái phát.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội tự hào là đơn vị hàng đầu áp dụng công nghệ hiện đại tán sỏi công nghệ cao thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu tưởng như không chữa sỏi. Ưu đãi đặc biệt dành cho bệnh nhân đăng ký tán sỏi tháng 12: Miễn phí khám sỏi với bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên đồng thời giảm 20% chi phí tán sỏi khi có chỉ định. Đặc biệt, tặng ngay Voucher "Đồng hành" miễn phí khám và siêu âm hệ tiết niệu miễn phí trong vòng 3 năm. Đăng ký tại đây hoặc gọi tổng đài 1900 5588 92 để được tư vấn cụ thể.