1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ngày một nhiều thêm những nguồn phát ô nhiễm không khí quanh ta!

(Dân trí) - Theo thống kê, khi cơ thể con người ở trạng thái tĩnh sẽ hít thở 16 lần mỗi phút, mỗi lần hít lượng khí khoảng 500 ml. Theo đó, mỗi ngày một người cần 10.000 lít không khí mới có thể đáp ứng nhu cầu thở của cơ thể...

Đáng buồn thay, không khí mà chúng ta hít thở mỗi ngày đang ngày càng ô nhiễm mà nguyên nhân xảy đến không đâu xa chính từ sự gia tăng không ngừng của số lượng phương tiện giao thông và nhà máy phát điện xung quanh đô thị.

Điểm tên “hung thần” số 1 khiến không khí đô thị giảm sút trầm trọng 

Mỗi năm, tại Hà Nội, dân số tăng lên 3% và có thể đến năm 2020, lượng dân số đã cán mốc dự đoán của năm 2050 xấp xỉ 10.5 triệu người. HCMC thậm chí còn tăng dân số “khủng” hơn, với tỉ lệ 3,9% mỗi năm và dự kiến cán mốc 15 triệu người trong năm 2020. 

Điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng ô nhiễm rác thải, khí thải, tắc đường triền miên dẫn đến thiếu hụt các tài nguyên, trong đó có không khí sạch. Mỗi năm, tại Việt Nam người tham gia giao thông phải hít thở 6 triệu tấn CO2, 61 nghìn tấn CO, 35 nghìn tấn NO2, 12 nghìn tấn SO2 và hơn 22 nghìn tấn CmHn. Nồng độ các chất có hại trong không khí ở các đô thị lớn vượt quá mức cho phép nhiều lần, riêng SO2 cao gấp 2-3 lần. Tất cả những chất này được thải ra dưới dạng bụi mịn (PM 10 và PM 2.5) - loại bụi siêu mịn ngấm thẳng vào máu và gây nguy hại cho sức khỏe con người. 

Ngày một nhiều thêm những nguồn phát ô nhiễm không khí quanh ta! - 1
Số lượng xe máy, ô tô tại Hà Nội đang gia tăng không ngừng, số liệu năm 2018 

Chưa kể đến, ô tô, xe máy ở Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại, có xe qua lâu năm sử dụng và không thường xuyên bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại và bụi trong khí thải cao. Trong đó động cơ diesel thải khói đen gấp 7,5 lần so với động cơ xăng nên các loại xe tải, xe khách góp phần không nhỏ làm ô nhiễm thêm trầm trọng.

Phố xá chật hẹp, xuống cấp, thiếu quy hoạch đồng bộ, cùng với ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao làm thời gian lưu thông giờ cao điểm bị kéo dài, đây cũng là khi ô nhiễm không khí ảnh hưởng tồi tệ tới sức khỏe của người dân đô thị.

Điểm tên “Hung thần” giấu mặt thứ 2 gây ô nhiễm từ xa

Đó chính là các nhà máy nhiệt điện luôn đỏ lửa, tỏa ra môi trường xung quanh mịt mù khói bụi, gió cuốn đi khắp nơi và gây nguy hại tới sức khỏe của con người. Hiện nay, xung quanh Tp.HCM đang có tới 21 nhà máy nhiệt điện dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2021 còn Tp.Hà Nội cũng đang phải chịu tác động của 20 nhà máy nhiệt điện.

Quá trình đốt than để sản xuất điện sẽ sản sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm gồm Sulphur Dioxide (SO2), Nitrogen Dioxide (NO2), Carbon Dioxide (CO2) các vi hạt rắn (PM 10, PM 2.5), các kim loại nặng và các đồng vị phóng xạ. Các chất ô nhiễm độc hại trong xỉ than đốt của nhà máy đã bao gồm thạch tín và chì. Thạch tín bay trong không khí sẽ gây ra các bệnh về da, ung thư phổi và ung thư bàng quang và cũng có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh ở những người bị phơi nhiễm. Các hạt chì bay trong không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt (gây mù, lòa), ung thư cho người lớn và trẻ nhỏ.

Ngày một nhiều thêm những nguồn phát ô nhiễm không khí quanh ta! - 2
Khí thải ô nhiễm từ các nhà máy 

Nếu không thể thay đổi được môi trường xung quanh, chỉ còn cách thay đổi chính mình để bảo vệ đường hô hấp

Các tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới hiện nay đang ủng hộ nhiều chính sách và dự luật bảo vệ môi trường, đặc biệt là những quốc gia có mức độ ô nhiễm nặng. Dưới đây là một số hành động được các tổ chức trên khuyên người dân đô thị nên thiết lập thói quen để bảo vệ bản thân trước ô nhiễm không khí:

- Tạo thói quen kiểm tra chỉ số AQI qua Apps mỗi ngày để tránh những khu vực đang ô nhiễm.

- Hãy lựa chọn các cung đường vắng người và thông suốt dù lộ trình của bạn có kéo dài . Bù lại, việc lưu thông trôi chảy sẽ giúp bạn tránh các điểm tắc đường, tránh ô nhiễm. Cân nhắc tránh giờ cao điểm, dễ tắc đường trước khi ra ngoài.

- Bắt buộc phải sử dụng khẩu trang có khả năng chống khói bụi PM10, PM2.5 và có thiết kế ôm sát gương mặt nhất là các bộ phận có khoảng hở như mũi, hai bên má và dưới cằm. Ngoài ra, nên sử dụng khẩu trang có xuất xứ rõ ràng, hiệu quả bảo vệ được kiểm chứng.

- Sử dụng thêm áo chống nắng, kem chống nắng để loại trừ các nguy cơ gây ô nhiễm khác.

Ngày một nhiều thêm những nguồn phát ô nhiễm không khí quanh ta! - 3

Khẩu trang nên có thiết kế ôm sát gương mặt, ngăn khói bụi lọt qua, giúp tăng khả năng bảo vệ đường hô hấp

Khẩu trang Unicharm 3D Mask nhập khẩu từ Unicharm - Nhà sản xuất khẩu trang số 1 Nhật Bản giới thiệu 3 dòng sản phẩm:

Loại Virus Block: Êm mềm, vừa vặn với thiết kế 3D thông minh ôm sát gương mặt. Cấu trúc lọc đa lớp giúp ngăn bụi mịn PM2.5, phấn hoa và chặn đứng 99% bụi ngậm virus trong không khí, đồng thời người đeo vẫn dễ dàng hít thở. Quai đeo với chất liệu co giãn và mềm mại, không gây cảm giác khó chịu khi sử dụng

Loại Superfit: Cũng có thiết kế 3D ôm lượn vừa khít theo đường cong gương mặt, ngăn khói bụi và phấn hoa. Phần quai đeo co giãn, mềm mại, dễ điều chỉnh phù hợp với khuôn mặt và không gây đau đớn khi dùng. 

Loại 3D Mask Kids: Hỗ trợ bố mẹ bảo vệ sức khỏe bé yêu nhờ cấu trúc đa lớp lọc độc đáo và thiết kế 3D thông minh ôm vừa vặn khuôn mặt trẻ nhỏ, giúp chắn bụi mịn PM2.5 mà vẫn dễ thở. Sản phẩm thích hợp cho bé dưới 10 tuổi.

Hãy tìm hiểu thêm về sản phẩm và các chương trình khuyến mãi tại: https://bit.ly/2K7ibU8