1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

“Nên bỏ thói quen ăn rau sống!”

(Dân trí) - Đó là khuyến nghị của Cục trưởng Cục An toàn-Vệ sinh thực phẩm Trần Đáng về nguy cơ bùng phát trở lại dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Thực tế, đã ghi nhận <a href=" http://www1.dantri.com.vn/suckhoe/Benh-tieu-chay-cap-nguy-hiem-lai-tai-xuat/2008/1/213465.vip"> 17 ca dương tính với tiêu chảy cấp</a> nguy hiểm tại Hà Nội.

Ông có thể nói rõ về những mối nguy này trước nguy cơ dịch tiêu chảy cấp đang quay trở lại?

 

Qua các cuộc kiểm tra về tình hình VSATTP, chúng tôi thấy rau sống đang tiềm ẩn nguy cơ lớn. Người trồng rau có tập quán dùng nước thải, nước phân tươi tưới rau. Còn người bán ở các chợ đầu mối thì dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi.

 

Trong khi đó, người sử dụng cũng không rửa rau sạch. Qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện ngay cả nhà hàng có uy tín cũng dùng một chậu nước rửa nhiều lần và nhiều loại loại rau. Trong khi đó, các loại rau sống như xà lách, húng chó, mùi... là các loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột bởi khuẩn phẩy tả có thể sống trên rau sống 3 - 10 ngày, khuẩn E.coli sống được 1 tuần và thường kéo theo các vi khuẩn đường ruột khác, các kí sinh trùng như trứng giun...

 

Ngoài ra phải kể đến nguy cơ từ mắm tôm. Qua kiểm tra cho thấy, nhiều nơi sản xuất không đảm bảo vệ sinh, môi trường ô nhiễm, dụng cụ không an toàn, nơi pha chế cũng chưa được kiểm soát, nhãn mác nhiều loại mắm tôm sai phạm (ghi nhãn ở Hà Nội nhưng sản xuất ở Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An...). Vì vậy, việc sử dụng mắm tôm nên thận trọng vì đây vẫn là thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm.

 

Nhất là thức ăn đường phố, khó lòng có thể kiểm soát được những hàng ăn bán dong trên đường. Ngay tại các cơ sở thực phẩm, chuyên kinh doanh thức ăn thì cũng chỉ mới có non nửa cơ sở sử dụng găng tay nilon thường xuyên. Vẫn còn rất nhiều hàng rau chỉ dùng một xô nước rửa cả trăm chiếc bát một ngày.

 

 

“Nên bỏ thói quen ăn rau sống!” - 1
 

Ông  Trần Đáng - Cục trưởng

Cục ATVSTP

Ngoài dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, người dân phải đề phòng những dịch bệnh gì trong dịp tết Nguyên đán sắp tới, thưa ông?

 

Dịp Tết Mậu Tý này, người dân phải đối mặt với cùng lúc nhiều nguy cơ dịch bệnh. Vi rút cúm gia cầm đang có dấu hiệu biến đổi gien và có thể bùng phát vào thời điểm Tết Nguyên đán - khi nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm tăng cao trong khi công tác giám sát dịch ở nhiều địa phương đang bị buông lỏng. 

 

Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có thể bùng phát trở lại, đặc biệt với tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát như hiện nay. Ngay tại Hà Nội, qua giám sát dịch tễ ghi nhận 22 ca tiêu chảy cấp, trong đó 17 ca dương tính với tiêu chảy cấp nguy hiểm. Điều này cho thấy phẩy khuẩn tả vẫn khu trú và phát triển trong môi trường.

 

Bên cạnh đó, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng ở gia súc cũng có nguy cơ bùng phát ở nhiều địa phương.

 

Vậy ông có cảnh báo gì với người dân, thưa ông?

 

Chúng tôi chỉ có thể khuyên người dân nên bỏ thói quen ăn rau sống. Vì dù rửa rau sống ngập trong nước, ngâm thuốc tím, sục ozon, ngâm nước muối hoặc xả rau dưới vòi nước chảy 15 phút... thì cũng không thể khống chế được 100% vi khuẩn mà chỉ hạn chế được phần nào. Đặc biệt,  không nên sử dụng những rau được tưới bằng phân tươi, phân lợn… Nếu không thể xác định được nguồn rau an toàn hay không, tốt nhất hãy là người tiêu dùng thông thái, không nên ăn sống chúng.

 

Một điểm nữa rất quan trọng là người dân không được có tâm lý chủ quan với bệnh dịch. Hiện mắm tôm đã được kinh doanh trở lại nhưng chỉ những loại công bố chất lượng mới được kinh doanh. Nhưng có một thực tế, món bún đậu mắm tôm bao giờ cũng được ăn kèm với rau sống là lá kinh giới, như vậy, dù mắm tôm có đảm bảo chất lượng, pha chế an toàn, vệ sinh thì nguy cơ mầm bệnh vẫn có từ những cọng rau sống tươi ngon. 

 

Chính vì vậy, muốn đề phòng dịch bệnh cho bản thân mọi người hãy tự giác biện pháp ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ. Đó là những biện pháp đơn giản và an toàn nhất.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Ngọc Linh (thực hiện)