Muối không qua chế biến có tốt hơn?

(Dân trí) - Phần lớn muối ăn được khai thác từ muối mỏ và qua quá trình chế biến để loại bỏ các tạp chất - nhưng điều này không có nghĩa là các loại muối “không chế biến” như muối biến sẽ tốt hơn.

Muối biển được tạo ra bằng cách cho bay hơi nước biển và do đó ít tinh chế hơn, vì thế nó thường chứa các vết muối khoáng khác, như canxi hoặc sắt, tùy theo muối được làm từ nước biển ở vùng nào.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lượng muối hợp lý (tối đa 6g/ngày đối với người lớn), thì những vi chất này sẽ không đủ để tạo nên bất kì khác biệt nào cho sức khỏe.

Mặt khác, một số loại muối ăn đã được bổ sung iốt, chất rất quan trọng cho hoóc môn của tuyến giáp.

Loại muối này thường được ghi là “muối i ốt” trên bao bì.

Điều quan trọng là muối tinh và muối biển đều có lượng muối natri như nhau, và đây mới là thứ chúng ta cần quan tâm, vì ăn quá nhiều muối natri có thể làm tăng huyết áp. Lời khuyên tốt nhất là chỉ nêm rất ít hoặc đừng nêm muối khi nấu ăn và đừng rắc thêm muối lên món ăn.

Muối không qua chế biến có tốt hơn? - 1

Tại sao thực phẩm lại sủi bọt khi hư hỏng?

Những thực phẩm khác nhau bị hỏng theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc phần nào vào thứ chứa trong đó.

Sủi bọt là hậu quả của khí ga tạo ra ở một số thực phẩm khi bị hỏng – một số khác sẽ ôi thiu hoặc đổi màu.

Một số thực phẩm chứa những lượng nhỏ vi khuẩn hoặc nấm men, theo thời gian sẽ tạo ra các khí ga như CO2 hoặc hydro, khiến chúng sủi bọt.

Điều này hay gặp nhất ở những thực phẩm chứa nhiều nước và thực phẩm chứa vi khuẩn, như sữa chua.

Các nhà sản xuất thường cố gắng giảm lượng vi khuẩn bằng cách nấu chúng ở một nhiệt độ nhất định hoặc thêm muối để tiêu diệt vi khuẩn.

Cẩm Tú

Theo DM