Mua thuốc chữa bệnh, mắc bệnh thêm

Thảo dược lâu nay được nhiều người trông đợi như cứu cánh cho những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính cần chữa trị lâu dài như tiểu đường, bệnh gan với đặc điểm lành tính và ít tác dụng phụ. Thế nhưng sự thật có phải như vậy?

Hiểm họa khó lường

Mỗi năm chúng ta nhập từ nước láng giềng Trung Quốc khoảng 80 nghìn tấn dược liệu, tương đương 80 - 90% khối lượng dược liệu dùng trong y học cổ truyền và sản xuất thuốc Đông được. Điều đáng nói là phần lớn trong số dược liệu này không hề có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng, và đang hàng ngày đi qua biên giới, đến thẳng các phòng khám hay bệnh viện y học cổ truyền, trở thành những thang thuốc sắc, thuốc viên cho người bệnh. Vậy nguy cơ gì có thể đến từ việc uống phải các loại thuốc từ dược liệu không đảm bảo an toàn như vậy?

Kết quả kiểm tra chỉ riêng các cơ sở khám chữa Đông y của nhà nước do Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương công bố, có tới 60% thuốc không đạt chất lượng. Trong đó, 20% còn bị trộn lẫn rác, cát, xi măng, dược liệu giả.

Cùng với đó, mỗi năm, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 20 ca cấp cứu ngộ độc rượu ngâm thuốc bắc mỗi năm, chưa kể đến các trường hợp ngộ độc có nguyên nhân trực tiếp là uống thuốc sắc. Nếu tính thêm cả những trường hợp ngộ độc mãn tính, độc tố chưa đủ để gây ra ngộ độc cấp tính phải đưa vào viện nhưng chất độc tích tụ trong cơ thể bệnh nhân năm này qua năm khác, con số sẽ còn lớn hơn nhiều.

Có một tỷ lệ không nhỏ thuốc đông y trên thị trường không đảm bảo chất lượng, an toàn.
Có một tỷ lệ không nhỏ thuốc đông y trên thị trường không đảm bảo chất lượng, an toàn.

Nguyên nhân do đâu?

Chúng ta đều biết rằng, Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, trong đó có cả tài nguyên dược liệu. Tự nhiên ưu đãi cho Việt Nam ta hơn 4.000 loài cây có công dụng làm thuốc, phân bổ trên khắp đất nước từ vùng núi cao đến đồng bằng, miền biển. Thêm vào đó, trải qua hàng trăm hàng nghìn năm thử thách, sàng lọc, kho tàng tri thức y học cổ truyền Việt Nam đã được khoa học chứng minh, công nhận. Vậy vì sao chúng ta vẫn chưa thể tận dụng lợi thế vốn có để tạo ra một ngành công nghiệp thảo dược phát triển?

Do khai thác quá mức mà không có các biện pháp bảo tồn, nguồn tài nguyên cây dược liệu trong tự nhiên đang dần suy kiệt. Việc tự trồng các cây dược liệu lại đòi hỏi thời gian, chi phí, nhân lực cùng rất nhiều khó khăn khác (nguồn giống, đất trồng, mô hình canh tác… khó đảm bảo quy chuẩn) khiến cho rất nhiều hãng dược trong nước không mặn mà với nguồn nguyên liệu được sản xuất. Trong khi đó, việc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc lại quá dễ dàng, giá thành lại rẻ. Bài toán chi phí đã đặt ngành dược liệu trước nguy cơ thua ngay trên chính sân nhà do không cạnh tranh được cả về giá cả lẫn chất lượng.

Giải pháp cho bài toán lớn

Thực trạng đáng báo động nói trên đòi hỏi một giải pháp toàn diện vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Bằng phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề từ gốc, dự án BioTrade sẽ đóng góp vào việc củng cố ngành dược liệu Việt Nam, giúp các doanh nghiệp dược Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua sản xuất các sản phẩm từ thảo dược đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Dự án do Liên minh Châu Âu đỡ đầu đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia được quốc tế công nhận về cung cấp các sản phẩm từ hợp chất tự nhiên cho các ngành công nghiệp thuốc thảo dược và mỹ phẩm- được khai thác và chế biến theo Tiêu chuẩn tự nguyện về Thương mại Sinh học có Đạo đức, thu hút được sự tham gia của 12 doanh nghiệp dược, chiếm 80% tổng thị phần sản phẩm thuốc từ thảo dược trên thị trường Việt Nam. Dự án sẽ xây dựng và phát triển các mô hình trồng dược liệu bền vững, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người dân trong việc trồng, thu hái và chế biến các nguyên liệu thảo dược theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các sản phẩm sản xuất theo nguyên tắc BioTrade cũng sẽ được dán logo trên bao bì, giúp người tiêu dùng dễ nhận biết.

Chi tiết xin truy cập Cổng thông tin BioTrade Việt Nam tại www.biotrade.com.vn hoặc fanpage chính thức BioTrade – Tốt tự nhiên.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm