1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Mẹ có biết: Bé phát triển nhận thức qua những câu hỏi

Ba mẹ có quan sát thấy rằng những em bé rất hay hỏi: Vì sao trời mưa? Vì sao bầu trời lại xanh? Vì sao con mèo có lông? Có bao nhiêu ngôi sao hả mẹ?... Ba mẹ biết không, các nhà khoa học cho rằng trẻ thông minh thường đặt nhiều câu hỏi, các câu hỏi này cho thấy sự phát triển nhận thức và khả năng học hỏi của bé. Ba mẹ có thể giúp bé tăng cường khả năng này bằng những cách nào?

Hãy học cùng trẻ một cách tích cực qua những câu hỏi

Sẽ thật tuyệt vời nếu mẹ biết rằng, những thắc mắc luôn miệng của các bé tuy non nớt nhưng ẩn đằng sau đó là cả một quá trình: mắt quan sát, tai lắng nghe, óc so sánh, kết nối các dữ kiện khác nhau lại thành nhóm, sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt thành câu hỏi…

Chẳng hạn có thể phải mất nhiều lần quan sát, so sánh, trẻ mới có thể “bật ra” những câu hỏi: Sao tóc bà ngoại màu trắng? Sao tóc mẹ màu đen? Sao tóc mẹ dài mà tóc ba ngắn? Vì thế, đừng bao giờ coi thường hoặc lơ là bất kỳ câu hỏi nào của bé cưng, nhất là trong những năm đầu đời, ba mẹ nhé! Khi người lớn tỏ ra lắng nghe, trả lời, khuyến khích bé, bé sẽ càng có động lực để tìm hiểu về vạn vật xung quanh và từ đó phát triển nhận thức cùng các kỹ năng quan trọng.


Ba mẹ hãy giúp bé tăng khả năng học hỏi

Ba mẹ hãy giúp bé tăng khả năng học hỏi

Hơn nữa, khi trẻ đặt câu hỏi, trẻ có nhu cầu cần biết “ngay lập tức”. Vì vậy, ba mẹ hãy cố gắng đưa ra câu trả lời nhanh, ngắn gọn hoặc chi tiết, tùy thuộc vào độ tuổi của con và những gì con có thể hiểu.

Dinh dưỡng giúp tăng khả năng học hỏi cho bé yêu

Khoa học đã chứng minh, ba năm đầu đời là giai đoạn phát triển then chốt của não bộ. Trong giai đoạn này, các tế bào não có thể tạo ra tới 1.000 kết nối mới mỗi giây - đây là tốc độ chỉ đạt được một lần trong đời. Các kết nối não bộ này đóng góp vào sự phát triển chức năng não bộ và khả năng nhận thức, học hỏi của trẻ.

Cùng với sự quan tâm chăm sóc, một yếu tố quan trọng hàng đầu có tác động tới sự phát triển não bộ, khả năng học hỏi của trẻ là dinh dưỡng. Dinh dưỡng tối ưu cho các kết nối não bộ có thể giúp đảm bảo sự phát triển của não trẻ và hỗ trợ trẻ học hỏi, phát triển tốt hơn, tạo nền tảng quan trọng giúp bé yêu phát huy tiềm năng trí tuệ ngay từ giai đoạn đầu đời.


Sự phát triển chức năng não bộ và khả năng nhận thức của trẻ được đóng góp bởi các kết nối não bộ

Sự phát triển chức năng não bộ và khả năng nhận thức của trẻ được đóng góp bởi các kết nối não bộ

Một số dưỡng chất cần thiết cho não bộ của trẻ thường được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng nhắc đến là DHA, AA, taurine, lutein… Đáng chú ý là các nghiên cứu mới nhất cho thấy vitamin E tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, giúp tăng các kết nối trong tế bào não, hỗ trợ khả năng học hỏi của bé.

Trong nghiên cứu gần đây nhất của Tiến sĩ Matthew J Kuchan – Nhà khoa học nghiên cứu cấp cao của công ty dinh dưỡng Abbott, Trưởng bộ phận Nền tảng Nhận thức Toàn cầu, Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng, Học hỏi và Trí nhớ, ĐH Illinois (Hoa Kỳ), các nhà khoa học đã phát hiện những vai trò quan trọng của vitamin E tự nhiên đối với sự phát triển não bộ của bé như sau:

Trước hết, vitamin E tự nhiên, cùng với DHA và lutein, đã được tìm thấy ở các vùng não quan trọng liên quan đến khả năng học hỏi.

Hơn thế, Vitamin E tự nhiên có thể bảo vệ DHA không bị oxi hóa, tức là bảo toàn DHA để đóng góp vào sự phát triển não bộ của trẻ.


​Tiến sĩ Matthew J Kuchan nghiên cứu về vai trò của vitamin E tự nhiên đối với sự phát triển não bộ

​Tiến sĩ Matthew J Kuchan nghiên cứu về vai trò của vitamin E tự nhiên đối với sự phát triển não bộ

Hà Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm